| Hotline: 0983.970.780

Lấy kinh tế tư nhân làm trọng tâm của chính sách, chiến lược phát triển

Thứ Năm 20/03/2025 , 19:41 (GMT+7)

Nếu đã xác định kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo, thì các chính sách và chiến lược phát triển phải lấy khu vực này làm trọng tâm.

Chế biến nhân điều tại Công ty Cổ phần Long Sơn. Ảnh: Sơn Trang.

Chế biến nhân điều tại Công ty Cổ phần Long Sơn. Ảnh: Sơn Trang.

Tại buổi Tọa đàm "Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân" do Báo Người Lao động tổ chức ngày 20/3, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, chia sẻ, năm 1986, khi Việt Nam đưa kinh tế tư nhân vào nền kinh tế nhiều thành phần, nền kinh tế đã hồi sinh. Tuy nhiên, phải đến bây giờ, vai trò của kinh tế tư nhân mới thực sự được nhìn nhận là động lực quan trọng nhất. Sự kiện này mang ý nghĩa đặc biệt, là một điểm tựa quan trọng, tạo niềm tin vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, trong một nền kinh tế phát triển, kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân trong nước, phải đóng góp 60%, 70%, thậm chí 80% vào GDP. Tuy nhiên, trong thời gian qua, khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn đang lép vế so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đội ngũ doanh nghiệp tư nhân Việt Nam còn nhỏ, yếu, luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Số doanh  nghiệp rút lui khỏi thị trường ở nhiều thời điểm cao hơn số doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Trong khi đó, khu vực này lẽ ra phải đóng vai trò nền tảng cho nền kinh tế.

Vì vậy, PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh, nếu đã lựa chọn kinh tế thị trường và xác định kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo, thì các chính sách và chiến lược phát triển phải lấy khu vực này làm trọng tâm.

GS.TS Vũ Minh Khương, nguyên giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu - Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng, kinh nghiệm quốc tế cho thấy để phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cần tập trung vào một số điểm chính. Trong đó, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030-2045, nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững.

Với TP.HCM, GS.TS Vũ Minh Khương đề nghị thành phố cần rà soát các điểm nghẽn trong từng ngành, từ đó tạo đột phá tương tự như khoán 10 trong lĩnh vực nông nghiệp trước đây.

GS.TS Vũ Minh Khương chia sẻ: "Tôi đề nghị TP.HCM nên cử một tổ công tác, phối hợp với các cơ quan trung ương sang Singapore học tập mô hình quản lý của họ trong vòng một tuần. Nếu học tập mô hình Singapore, TP.HCM chỉ cần đầu tư vài triệu USD để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân nhưng có thể thu về hàng tỉ USD từ sự phát triển của khu vực này".

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực và Thực phẩm TP.HCM, cho biết, dưới góc độ của hiệp hội ngành nghề, trong những ngày qua, khi Đảng và Chính phủ đưa ra chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, tinh thần của cộng đồng doanh nghiệp rất phấn khởi và kỳ vọng rằng quyết tâm này sẽ mang lại kết quả tích cực. 

Tuy nhiên, để chính sách thực sự phát huy hiệu quả, doanh nghiệp cần cảm nhận rõ ràng sự hỗ trợ thực tế từ các cấp chính quyền, chứ không chỉ dừng lại trên giấy tờ. Vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo cắt giảm 30% thủ tục hành chính, nhưng trên thực tế, trong các dự thảo của một số bộ, ngành, vẫn xuất hiện những quy định làm tăng chi phí, gia tăng thủ tục cho doanh nghiệp.

Còn theo ông Lê Trí Thông, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, về thể chế, nhà nước cần mở rộng con đường cho doanh nghiệp, tăng cường các nguồn đầu tư, thúc đẩy dòng vốn, đồng thời nâng cao trình độ của các doanh nghiệp tư nhân. Con đường phát triển của doanh nghiệp cần chuyển từ "đường quốc lộ" thành "cao tốc" để doanh nghiệp tư nhân có thể bứt phá, đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế.

Xem thêm
Giảm dần rào cản kỹ thuật giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Đây là mục tiêu được Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đưa ra tại phiên họp hôm 14/4.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai bảo hiểm thất nghiệp là tất yếu

Ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo hiểm thất nghiệp đã nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ, rút ngắn thời gian tiếp cận quyền lợi và tăng cường minh bạch quản lý.

SCG ra mắt tấm xi măng sợi thế hệ mới thân thiện môi trường

SCG - Tập đoàn hàng đầu ASEAN, chính thức ra mắt tấm xi măng 'SCG Smartboard Ultra' tại thị trường Việt Nam nhằm mang đến một giải pháp xây dựng thân thiện môi trường.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.