| Hotline: 0983.970.780

Lạng Sơn: Nâng cao nhận thức và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

Thứ Ba 28/02/2023 , 14:35 (GMT+7)

(TN&MT) - UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch số 46/KH-UBND thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức về thiên tai, năng lực ứng phó thiên tai cho đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai, cán bộ chính quyền cơ sở và người dân vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, góp phần xây dựng cộng đồng cấp huyện, xã an toàn trước thiên tai, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; hình thành văn hóa phòng ngừa, chủ động và tích cực tham gia vào công tác phòng chống thiên tai của đại đa số người dân, góp phần thực hiện tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, môi trường do thiên tai.

Kế hoạch đề ra mục tiêu, đến năm 2025 đội ngũ giảng viên, tập huấn viên cấp tỉnh, huyện được trang bị đầy đủ kiến thức về thiên tai và năng lực để tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về thiên tai, kỹ năng ứng phó thiên tai tại cộng đồng. Phấn đấu mỗi huyện, thành phố có từ 5-10 tập huấn viên cấp huyện.

100% các văn bản của Trung ương về cơ chế, chính sách liên quan tới hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng được triển khai, cụ thể hóa để áp dụng  thực hiện. Người dân ở các khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai như mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất... được phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, tránh, ứng phó thiên tai.

fb_img_1652147853398.jpg
Sạt lở do thiên tai - Ảnh minh họa

Đến năm 2030, 100% cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân khi tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh thuộc đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư được phổ biến về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai.

100% người dân ở các xã thường xuyên xảy ra bão, lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt, hạn hán và ít nhất 50% người dân ở các khu vực khác được phổ biến kiến thức về thiên tai và kỹ năng phòng tránh thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn. Đưa nội dung phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào giảng dạy ở các bậc đào tạo phổ thông theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các xã, phường, thị trấn xây dựng và phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai phải có sự tham gia của cộng đồng, phấn đấu 100% hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai và thông tin chỉ đạo phòng, tránh thiên tai.

Để thực hiện đạt các mục tiêu trên, tỉnh Lạng Sơn xác định tập trung thực hiện các nhóm giải pháp chủ yếu như: Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; Nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, cán bộ chính quyền các cấp về quản lý, triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức; tăng cường năng lực, kỹ năng cho cộng đồng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai…

Xem thêm
BYD Việt Nam ra mắt mẫu xe SUV hybrid vượt trội Sealion 6

Với mẫu xe mới Sealion 6, BYD Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu công nghệ DM-i Super Hybrid tiên tiến đến người tiêu dùng trong nước.

Tái sinh túi ni lông thành không gian triển lãm đô thị

Hơn 50.000 túi ni lông đã qua sử dụng được 'hô biến' thành mái che nghệ thuật, trưng bày tại Triển lãm Top 10 Awards Pavilion.

TP.HCM quy định mới về giá thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt

UBND TP. HCM vừa ban hành Quyết định số 67/2025 quy định về giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

Nhà khoa học Việt phát triển công nghệ định vị vệ tinh

Hệ thống RTK-VIỆT, một ứng dụng được phát minh bởi các nhà khoa học Việt Nam, đang mở ra cơ hội làm chủ công nghệ định vị vệ tinh cho người dùng Việt Nam.

Điện Biên dự kiến còn 45 đơn vị hành chính cấp xã

Dự kiến sau sáp nhập, tỉnh Điện Biên sẽ giảm từ 129 xã, phường, thị trấn xuống còn 45 đơn vị hành chính cấp xã.