| Hotline: 0983.970.780

Kỹ thuật ghép cà chua

Thứ Tư 06/08/2008 , 08:00 (GMT+7)

Trồng cà chua ghép ở Đông Xuân - Sóc Sơn - Hà NộiHỏi: Xin quí báo hướng dẫn cho em kỹ thuật ghép cà chua để phòng chống bệnh héo xanh, héo rũ vi khuẩn. Làm sao chọn được giống tốt và gốc ghép tốt để ghép cho hiệu quả? Thế nào là cà dại? Ống tự phân hủy có bán tại đâu và giá là bao nhiêu? (chailangbattu_dkyahoo.com)

Trả lời:

Kỹ thuật ghép các giống cà chua cho năng suất cao, chất lượng tốt lên gốc của một số giống cà chua dại hay gốc cà tím có khả năng kháng bệnh để tạo ra cây cà chua ghép chống chịu được bệnh héo xanh, héo rũ, chống chịu úng ngập… là một TBKT mới do các nhà khoa học ngành nông nghiệp Nhật Bản nghiên cứu và sáng tạo trong những năm cuối thế kỷ trước. Phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều vùng trồng cà chua lớn trên thế giới đưa lại hiệu quả cao như Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc, Italia, Tây Ban Nha, Mỹ, v.v…

Thông qua Trung tâm nghiên cứu và Phát triển rau châu Á (AVRDC), từ năm 1998 đến nay một số cơ sở nghiên cứu khoa học nước ta như Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, Viện Nghiên cứu Rau quả, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh… đã tiếp nhận, nghiên cứu, thử nghiệm thành công và phổ biến rộng rãi phương pháp này cho bà con nông dân trồng cà chua trên phạm vi cả nước.

- Về gốc ghép và ống tự phân hủy: Có thể sử dụng các giống cà chua dại (bà con quen gọi là cà chua kiu, quả nhỏ bằng đầu ngón tay út nhưng rất sai quả, hầu như sinh trưởng và ra quả quanh năm, chống chịu sâu bệnh tốt), các giống cà chua thuần của địa phương đã được trồng lâu đời ở địa phương, hoặc hạt của cây cà tím EG 203 (được nhập nội từ Đài Loan và Nhật Bản). Bạn có thể tự nhân các giống này để làm gốc ghép.

TS. Ngô Quang Vinh ở Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam còn cho biết: ngoài việc chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân trồng cà chua các tỉnh, Viện cũng đã nghiên cứu, sản xuất được giống cà chua làm gốc ghép (hiện có thể cung cấp đủ giống cho sản xuất), đồng thời sản xuất được ống cao su để ghép (ống có độ mềm thích hợp, có khả năng tự giãn nở và rách tự nhiên, không phải can thiệp như của các nơi khác). Nếu bạn ở phía Nam, liên hệ qua số điện thoại: 08.9104027; 0913120909; ở phía Bắc, liên hệ với Công ty TNHH NN Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội, 136 Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, Hà Nội, ĐT: 04.7643447; Bộ môn Rau và Gia vị (Viện Nghiên cứu Rau quả) thị trấn Trâu Quì-Gia Lâm-Hà Nội, ĐT: 04. 8276312. Các đơn vị này hiện đang có cà chua ghép hoàn chỉnh bán với giá 1.200 đồng/cây.

- Về kỹ thuật ghép cà chua trên gốc cà tím: Chúng tôi nêu tóm tắt một số công đoạn sau đây để bạn tham khảo, áp dụng:

- Thời vụ ghép: Với các tỉnh phía Nam có thể ghép quanh năm và nhất thiết phải ghép trong nhà có mái che bằng nilon vừa để tránh mưa, vừa để ổn định cây sau ghép. Các tỉnh phía Bắc ghép tốt nhất vào 2 thời vụ: hè thu (gieo hạt cà tím từ 5/6 đến 20/6, gieo hạt cà chua từ 16/6 đến 30/6, hạt cà tím gieo trước hạt cà chua 10 ngày, trồng cây đã ghép vào cuối tháng 7, đầu tháng 8) và xuân hè (gieo hạt cà tím từ tháng 12, gieo hạt cà chua vào cuối tháng 1, ghép cây vào cuối tháng 2, đầu tháng 3, trồng cây ghép vào giữa tháng 3).

- Ghép cây: Ghép cây khi cà tím có 4-5 lá thật, cao 15-18cm, cà chua có 3-4 lá thật, cao 12-15cm. Dùng dao lam cắt vát 30o phía trên 2 lá mầm thân cây cà tím (hoặc chọn vị trí có đường kính tương đương với thân cà chua); cắt vát thân cây cà chua một vết tương tự ở phía dưới lá thật, dùng ống cao su chuyên dụng có đường kính 2-3mm luồn vào giữ nối cô định 2 phần gốc ghép và chồi ghép tiếp xúc với nhau.

- Chăm sóc cây sau ghép: Ghép xong, đưa cây vào nhà che kín bằng nilon trong suốt, bên ngoài phủ thêm lưới đen trong khoảng 1 tuần nhằm giảm bớt cường độ ánh sáng, giữ ẩm cho cây ghép bằng cách phun mù 2 giờ 1 lần nếu trời nắng to. Khi thấy vết ghép đã liền, đưa cây ra ngoài nhà có mái che sáng để cây quang hợp trong 3-4 ngày trước khi đem trồng ra vườn sản xuất.

- Chú ý: Khi trồng và cả sau này nữa không được vun đất cao phủ kín vết ghép vì cà chua ra rễ phụ ở vết ghép sẽ làm mất tác dụng chống bệnh và chống úng của gốc ghép.

Xem thêm
Nuôi 300 con dúi, 300 gà đen mang lại doanh thu nửa tỷ đồng

ĐỒNG THÁP Tổng thu nhập từ đàn dúi 300 con và đàn gà đen 300 con đem về cho anh Huỳnh Văn Hiếu ở Đồng Tháp khoảng nửa tỷ đồng mỗi năm.

Khẩn cấp tiêu hủy, khoanh vùng dập dịch tả lợn Châu Phi

Từ đầu tháng 7/2025 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi đang có những diễn biến phức tạp tại tỉnh Tuyên Quang, đe dọa nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi và môi trường.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất