| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang thành lập 116 tổ khuyến nông cộng đồng thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa

Thứ Hai 18/11/2024 , 11:53 (GMT+7)

Kiên Giang Tỉnh Kiên Giang đã kiện toàn, thành lập 116 tổ khuyến nông cộng đồng phủ kín tuyến xã, là lực lượng tham gia đắc lực vào Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

Đưa khuyến nông về cơ sở

Là tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, Kiên Giang rất chú trọng công tác khuyến nông và đã thành lập hệ thống khuyến nông khá sớm. Theo ông Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang, từ năm 1991, UBND tỉnh Kiên Giang đã có quyết định thành lập hệ thống khuyến nông tỉnh, trước khi có Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 2 năm.

Kiên Giang đã thành lập được 116 tổ khuyến nông cộng đồng, phủ kín toàn bộ các xã trên địa bàn và được ví như cánh tay nối dài của ngành nông nghiệp ở tuyến cơ sở. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang đã thành lập được 116 tổ khuyến nông cộng đồng, phủ kín toàn bộ các xã trên địa bàn và được ví như cánh tay nối dài của ngành nông nghiệp ở tuyến cơ sở. Ảnh: Trung Chánh.

Đến năm 2004, tỉnh Kiên Giang chủ trương phát triển khuyến nông tuyến cơ sở bằng Đề án Tổ Kinh tế Kỹ thuật nông nghiệp - nông thôn xã, phường, thị trấn. Mỗi tổ được bố trí 3 nhân sự, gồm chuyên môn trồng trọt – bảo vệ thực vật, chăn nuôi – thú y và nuôi trồng thủy sản, có phòng làm việc đặt tại UBND cấp xã.

Với lực lượng khuyến nông ban đầu chỉ có 25 nhân sự, hệ thống khuyến nông Kiên Giang đã nhanh chóng tăng mạnh lên đến gần 500 người. Đây là lực lượng chuyên môn thuộc ngành nông nghiệp sát cánh cùng địa phương trong tổ chức sản xuất, ra đồng cùng nông dân giám sát đồng ruộng, hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi hiệu quả.

Khi Bộ NN-PTNT có chủ trương giao Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thành lập hệ thống tổ khuyến nông cộng đồng ở các địa phương, tỉnh Kiên Giang cũng có những thuận lợi nhất định dựa trên nền tảng là tổ kinh tế kỹ thuật tuyến xã đã được thành lập và duy trì hoạt động trong nhiều năm qua.

Đến nay, Kiên Giang đã kiện toàn và thành lập được 116 tổ khuyến nông cộng đồng phủ kín tuyến xã trên toàn tỉnh với thành phần tham được bổ sung, mở rộng như có thêm lãnh đạo xã, cán bộ chuyên môn xã, các đoàn thể, hợp tác xã nông nghiệp…

Tham gia đắc lực vào Đề án 1 triệu ha lúa

Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” là đề án lớn, với mục tiêu tổ chức lại sản xuất, thay đổi căn bản về kỹ thuật sản xuất lúa, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững. Trong đó, hệ thống khuyến nông, đặc biệt là lực lượng khuyến nông cộng đồng đóng vai trò nòng cốt trong quá trình thực hiện, đồng hành cùng nông dân, giúp nông dân tổ chức lại sản xuất, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực và là cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp.

Tổ khuyến nông cộng đồng là lực lượng đắc lực tham gia vào Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Ảnh: Trung Chánh.

Tổ khuyến nông cộng đồng là lực lượng đắc lực tham gia vào Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Ảnh: Trung Chánh.

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang - ông Lê Văn Dũng cho biết, tổ khuyến nông cộng đồng được Kiên Giang xác định là lực lượng chính của ngành nông nghiệp tham gia đắc lực vào Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao. Cụ thể là tổ chức tập huấn và hướng dẫn các hợp tác xã về quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL, áp dụng cho vùng sản xuất trong Đề án đã được Cục Trồng trọt ban hành.

Cán bộ tổ khuyến nông cộng đồng đảm nhận vai trò truyền thông, tập huấn kỹ thuật, kết nối giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp tham gia trong Đề án. Phối hợp tham gia thực hiện nhiệm vụ đo đạc - báo cáo - thẩm định các giải pháp giảm phát thải (MRV) trong sản xuất lúa. Với nhiệm vụ này, lực lượng khuyến nông sẽ cử cán bộ chuyên môn định kỳ xuống hợp tác xã, những điểm triển khai thí điểm Đề án để theo dõi tình hình sinh trưởng cây lúa, hướng dẫn cho hợp tác xã thực hiện quản lý nước trên đồng ruộng theo quy trình ngập - khô xen kẽ.

Cùng với đó, tiến hành đo đạc lượng khí thải theo từng chu kỳ sinh trưởng của cây lúa và báo cáo kết quả về cơ quan quản lý cấp tỉnh, cụ thể là Chi cục Trồng trọt – BVTV.  Từ cơ sở này, Sở NN-PTNT và Ban Quản lý Đề án sẽ tổng hợp, báo cáo tổng kết cuối vụ về giảm lượng phát thải đối với từng cánh đồng tham gia Đề án.

Kiên Giang là một trong những tỉnh tại ĐBSCL được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chọn để thí điểm thành lập tổ khuyến nông cộng đồng. Từ 2 tổ khuyến nông cộng đồng được thành lập tại xã Vĩnh Điều (huyện Giang Thành) và xã Mỹ Phước (huyện Hòn Đất), đến nay Kiên Giang đã có quyết định thành lập và phủ kín tất tổ khuyến nông cộng đồng ở các xã trọng điểm về sản xuất nông nghiệp.

Xem thêm
Trại lợn lớn gây mùi, rò rỉ nước thải ra môi trường

QUẢNG NINH UBND xã Đường Hoa yêu Công ty Cổ phần Chăn nuôi Greentech không tăng đàn và thực hiện giảm quy mô đàn khi chưa hoàn thiện hệ thống xử lý về môi trường.

Quảng Ngãi: Xử phạt nhiều trường hợp vứt xác lợn nhiễm bệnh ra môi trường

Nhiều trường hợp vứt xác lợn chết ra môi trường tại Quảng Ngãi đã bị phát hiện, xử lý. Chính quyền địa phương và ngành thú y siết chặt kiểm tra, ngăn dịch lây lan.

Dừa Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá xuất khẩu

Mặt hàng dừa tươi vươn lên top 3 trái cây xuất khẩu nhưng vẫn đối mặt nhiều thách thức về vùng trồng, giống, thương hiệu và logistics.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Chăm sóc chanh leo bằng điện thoại, quả sai trĩu

SƠN LA Áp dụng đồng bộ quy trình canh tác tự động hiện đại, vườn chanh lep của anh Hưởng phát triển rất tốt, quả sai trĩu, việc chăm sóc cũng rất nhàn nhã.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất