| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Tăng cường tuyên truyền Luật Thủy sản cho ngư dân

Thứ Ba 17/12/2019 , 06:45 (GMT+7)

Ngành chức năng tỉnh Kiên Giang tăng cường công tác tuyên truyền và thực  Luật Thủy sản cho ngư dân, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) sang kiểm tra việc chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (khai thác IUU).

Toàn tỉnh Kiên Giang có 3.990 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên, thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, trong đó tàu có chiều dài từ 25 m trở lên là 618 tàu.
Tính đến ngày 30/10, toàn tỉnh Kiên Giang đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 3.030 tàu,có chiều dài từ 15 m trở lên, chiếm 75,9%. Riêng tàu có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên đã lắp đặt được 562 tàu, đạt 90,9%.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang kiểm tra thiết bị giám sát hành trình được gắn trên tàu cá, trước khi cho tàu ra khơi hoạt động.
Hệ thống quản lý tàu cá chung của tỉnh do 5 đơn vị, gồm: VNPT, Viettel, Zunibal, Vishipel và An Bình cung cấp, đã lắp đặt và đưa lên hệ thống phần mềm chung 2.780 tàu.

Qua hệ thống giám sát tàu cá của tỉnh, tất cả tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình khi hoạt động khai thác hải sản trên biển đều được Chi cục Thủy sản gimá sát hàng ngày và điện yêu cầu đưa tàu quay về khi vượt ranh giới vùng biển Việt Nam.

Thực hiện Nghị định 42/2019/NĐ-CP, Chi cục Thủy sản đã ra quân tuần tra, kiểm soát trên biển, tuyên tuyền và xử lý nghiêm các tàu vi phạm khai thác IUU. Đã lập biên bản vi phạm hành chính 54 phương tiện, với số tiền xử phạt trên 1,1 tỷ đồng.
Ngư dân làm thủ tục chuẩn bị xuất bến tại Đồn Biên phòng Tây Yên (huyện An Biên), từ đầu năm đến nay đồn đã kiểm tra, kiểm soát hơn 15 ngàn lượt phương xuất, nhập.

Cán bộ Đồn Biên phòng Tây Yên kiểm tra tàu cá, trao đổi với thuyền trưởng trước khi xuất bến ra khơi đánh bắt.
Ngư dân nộp nhật ký khai thác, yêu cầu xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác khi tàu về cặp Cảng cá Tắc Cậu, một trong 2 cảng cá của Kiên Giang được Bộ NN-PTNT chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản, để truy xuất khi chế biến, xuất khẩu

Cán bộ Đồn Biên phòng Tây Yên tuyên tuyền về Luật Thủy sản cho ngư dân có tàu đang neo đậu tại Cảng cá Tắc Cậu.

Ông Quảng Trọng Thao, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, theo kế hoạch, ngày 7-8/11, Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ kiểm tra việc chống khai thác IUU tại Kiên Giang và đây cũng là địa phương được chọn đại diện cho Việt Nam để đoàn kiểm tra. 
Trước đó, Phó Thủ tướngTrịnh Đình Dũng, đã dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ trực tiếp kiểm tra việc chống khai thác IUU tại Kiên Giang, trao đổi và động viên ngư dân bám biển nhưng phải tuân thủ những quy định của Luật Thủy sản, không vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác bất hợp pháp.

 

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Doanh nghiệp cạn vốn

ĐIỆN BIÊN Doanh nghiệp cạn vốn, người dân thiếu quyết tâm, kiên trì nên dù tiềm năng lớn nhưng con đường phát triển cây mắc ca ở huyện Điện Biên còn lắm chông gai.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.