Sau vụ mùa, người dân xã Cấn Hữu(nhất là các làng Cấn Thượng, Cấn Hạ, Đĩnh) cùng một số vùng lân cận xã Cấn Hữu lại đổ xô đi bắt ốc bươu vàng.
Chị Nga, một thợ bắt ốc bươu vàng chuyên nghiệp ở xã Cấn Hữu cho biết: Ruộng ở đây chỉ làm được một vụlúa mùa mà thôi, phần vì ô nhiễm, phần vì trứng ốc bươu phá hoại.
Vì vậy cứ sau vụ lúa mùa, cảxã đua nhau đi hốt ốc về nhập cho thương lái kiếm thêm thu nhập. Mỗi ngày có khi hốt được cả tạ ốc, giá ốc có bèo lắm hiện nay cũng 15.000đ/kg, nhưng mỗi ngày thu nhập ngang vài tạ lúa. Không chỉ thu gom ốc trong vùng, nhiều hộ dân còn lên tận Bắc Ninh, Hải Dương… lần tới các vùng nước tù đọng, nhiều ốc để thu gom.
Theo chị Đỗ Thị Sáu, một thương chuyên thu gom ốc tại xã Cấn Hữu, hiện mỗi ngày cao điểm mỗi thương lái thu mua lên tới khoảng 5 tấn ruột ốc bươu vàng. Ngoài tiêu thụ tại thị trường Hà Nội, ốc bươi vàng còn được chuyển ra Móng Cái (Quảng Ninh) để XK sang Trung Quốc.
Lượng ốc bươu vàng khổng lồ đổ dồn về Cấn Hữu bên cạnh thu nhập cho người dân nơi đây, cũng nảy sinh vô vàn hệ lụy, khiến môi trường nhiều năm qua ô nhiễm nghiêm trọng do người dân đổ vỏ ốc tràn lan ra bất kỳ nơi nào có thể. Dọc bờ đê song Đông Thượng thuộc địa bàn xã Cấn Hữu, vỏ ốc chất đống như núi. Vỏ ốc đổ ra khắp ra đồng, đường làng ngõ xóm, tràn xuống cả những thửa ruộng khiến nhiều diện tích ruộng không còn khả năng gieo cấy.
Dẫn chúng tôi ra cánh đồng ngập ngụa vỏ ốc, hôi thối nồng nặc, ông Hoàng Văn Liệu, trưởng thôn Thượng (xã Cấn Hữu) bức xúc: “Nhà tôi có thửa ruộng cạnh núi vỏ ốc, hôi thối quá nên lúc cấy, gặt hái không dám làm buổi trưa, chờ khi nắng dịu hay có gió mới dám đến gần”. Theo ông Liệu, mặc dù xã cũng đã có quy hoạch một hố đổ vỏ ốc, nhưng người dân vẫn bạ đâu vứt đó.
Thậm chí, xã còn tổ chức cả lực lượng bảo vệ trồng chừng, nhưng không thể làm gì được. Bởi ban ngày có bảo vệ canh thì đêm họ đi đổ trộm. Không chỉ dân Cấn Hữu, mà các xã thu gom ốc lân cận cũng mang vỏ ốc sang Cấn Hữu khiến vỏ ốc ở Cấn Hữu trở nên quá tải.