| Hotline: 0983.970.780

Khơi thông logistics cửa khẩu Mộc Bài

Thứ Năm 26/12/2024 , 14:00 (GMT+7)

Tây Ninh Sau hơn 1 năm triển khai xây dựng, giai đoạn 1 của dự án Cảng cạn Tân cảng Mộc Bài chính thức khai trương đi vào hoạt động.

Sau hơn 1 năm triển khai xây dựng, dự án Cảng cạn Tân cảng Mộc Bài chính thức khai trương đi vào hoạt động. Ảnh: CTV.

Sau hơn 1 năm triển khai xây dựng, dự án Cảng cạn Tân cảng Mộc Bài chính thức khai trương đi vào hoạt động. Ảnh: CTV.

Tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh (thành viên của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn) vừa tổ chức lễ khai trương Depot thuộc Tân cảng Mộc Bài.

Cảng cạn Tân cảng Mộc Bài nằm trong khu kinh tế cửa khẩu cảng Mộc Bài, thuộc địa phận xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh có tổng diện tích là 16,52ha, do Công ty Cổ phần Tân cảng Tây Ninh làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 552 tỷ đồng.

Dự án được đầu tư xây dựng gồm bãi container, kho CFS, kiểm soát, bãi đỗ và lưu xe,... với các trang thiết bị hiện đại gồm 3 cẩu RTG 6+1, 5 xe nâng hàng/rỗng, 50 xe đầu kéo, 50 rơ-mooc…

Đại tá Phùng Ngọc Minh - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, với vị trí nằm trên hành lang trục kinh tế xuyên Á, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài là khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm trên bộ lớn nhất cả nước, nằm trên tuyến hành lang phía Nam của tiểu vùng Mê Kông, kết nối TP.HCM (Việt Nam) với Phnôm Pênh (thủ đô Vương quốc Campuchia) và BangKok (thủ đô Thái Lan), Mộc Bài có thể trở thành điểm trung chuyển quan trọng kết nối chuỗi sản xuất giữa vùng Đông Nam bộ với Vương quốc Campuchia, khối ASEAN và quốc tế.

“Đây là giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp với phương châm “Mang cảng đến gần hơn với khách hàng” tại Tây Ninh và vùng giáp ranh Việt Nam - Campuchia”, Đại tá Phùng Ngọc Minh nhấn mạnh.

Cảng cạn Tân cảng Mộc Bài có tổng diện tích là 16,52ha. Ảnh: CTV.

Cảng cạn Tân cảng Mộc Bài có tổng diện tích là 16,52ha. Ảnh: CTV.

Ông Bùi Hải Dương - Giám đốc Công ty Cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh cho biết thêm, thời gian đầu, Tân cảng Tây Ninh sẽ có 2ha được đưa vào khai thác thuộc Depot Tân cảng Mộc Bài với các trang thiết bị được đầu tư mới, gồm: xe nâng rỗng thế hệ mới, hệ thống thông tin, liên lạc, mạng internet, wifi tốc độ cao phục vụ hoạt động điều hành, sản xuất kinh doanh tại ICD một cách thông suốt; hệ thống camera giám sát an ninh phục vụ hải quan và kiểm soát hàng hóa tại ICD.

Ngoài ra, Tân cảng Tây Ninh sử dụng phần mềm TTOTS của TCIS trong quản lý, điều hành với mục đích nâng cao hiệu quả, số hoá trong tiến trình phát triển kinh doanh các mảng dịch vụ khai thác cảng và logistics.

Hiện tại, hãng tàu SITC đã mở code cùng với một số line của SITC-TC,  SNL, SJJ, NOS, ASL, TCL. Sau khi Depot vào hoạt động, Tân cảng Tây Ninh sẽ hợp tác với các hãng tàu để khai thác hiệu quả Depot. Tiếp đó, Tân cảng Tây Ninh  triển khai nâng cấp, cải tạo đường kết nối dự án với zero point để phương tiện vận tải được lưu thông thuận lợi theo chiều từ Campuchia về Việt Nam.

Đây là giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp với phương châm 'Mang cảng đến gần hơn với khách hàng' tại Tây Ninh và vùng giáp ranh Việt Nam - Campuchia. Ảnh: CTV.

Đây là giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp với phương châm “Mang cảng đến gần hơn với khách hàng” tại Tây Ninh và vùng giáp ranh Việt Nam - Campuchia. Ảnh: CTV.

Trong thời điểm hàng hóa có nhu cầu thông quan tăng cao, các cảng tiền phương bị giới hạn diện tích bãi, sự xuất hiện của Cảng cạn Tân cảng Mộc Bài với không gian bãi rộng và đầy đủ chức năng cảng cạn sẽ làm cánh tay nối dài của cảng chính. Nhờ đó, các hiện tượng ách tắc và chờ đợi tại cảng biển và cửa khẩu để làm thủ tục sẽ được giải quyết, giúp thúc đẩy thương mại quốc tế, thương gia nội địa tiếp cận thị trường nước ngoài dễ dàng hơn.

"Việc khai trương cảng cạn Tân cảng Mộc Bài đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hạ tầng logistics khu vực biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và vận tải giữa hai nước, đồng thời thúc đẩy kinh tế địa phương và khu vực", ông Bùi Hải Dương nhấn mạnh.

Xem thêm
Giảm dần rào cản kỹ thuật giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Đây là mục tiêu được Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đưa ra tại phiên họp hôm 14/4.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai bảo hiểm thất nghiệp là tất yếu

Ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo hiểm thất nghiệp đã nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ, rút ngắn thời gian tiếp cận quyền lợi và tăng cường minh bạch quản lý.

SCG ra mắt tấm xi măng sợi thế hệ mới thân thiện môi trường

SCG - Tập đoàn hàng đầu ASEAN, chính thức ra mắt tấm xi măng 'SCG Smartboard Ultra' tại thị trường Việt Nam nhằm mang đến một giải pháp xây dựng thân thiện môi trường.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.