Khai thác mỏ vàng phụ phẩm nông nghiệp

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Trần Trung - Thứ Năm, 19/12/2024 , 14:09 (GMT+7)

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Bên trong nhà máy sản xuất nước mắm từ quả điều của Công ty Vương Ngọc Vegan. Ảnh: Trần Trung

Dù cây điều không phải là sản phẩm chủ lực, với sự sáng tạo, người dân Tây Ninh đã biến những thứ “không thể thành có thể”. Những chai nước mắm được chế biến từ những quả điều tưởng chừng như bỏ đi đã được người tiêu dùng đón nhận và từng bước có chỗ đứng trên thị trường.

Là một trong những đơn vị hàng đầu trong sản xuất thực phẩm chay, nhận thấy tiềm năng từ quả điều, Công ty TNHH Vương Ngọc Vegan ở thị xã Hòa Thành (tỉnh Tây Ninh) đã dành nhiều tâm huyết biến chúng thành thực phẩm chay đặc trưng. Nhờ sản xuất bài bản, khoa học, kết hợp bí quyết ủ gia truyền và công nghệ hiện đại khép kín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, những chai nước mắm của Vương Ngọc Vegan không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ và EU.

Chị Âu Vương Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Vương Ngọc Vegan, chia sẻ, Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về trồng và xuất khẩu nhân điều. Tuy nhiên, phần hạt điều được sử dụng chỉ là phần nhỏ của quả điều nhô ra, trong khi phần lớn quả điều chưa được tận dụng hiệu quả, thậm chí bị vứt bỏ. Đây là nguồn tài nguyên vô tận, để biến phế phẩm này thành lợi nhuận không hề đơn giản, nhưng Vương Ngọc Vegan đã làm được điều đó.

“Quả điều thuộc nhóm có sự tăng mạnh cường độ hô hấp sau khi thu hoạch. Phần thịt quả điều chứa rất nhiều axít và dễ bị kết tủa khi để ngoài môi trường. Dịch quả chín chứa 85% là nước, với hàm lượng đường chiếm 8-10%, chủ yếu là đường khử. Ngoài ra, polyphenol trong dịch quả điều gây vị đắng gắt và tannin tồn dư cũng là thách thức lớn. Tuy nhiên, bằng phương pháp riêng, chúng tôi đã thành công”, chị Ngọc chia sẻ.

Những chai nước mắm chay hảo hạng của Vương Ngọc không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà rộng cửa xuất khẩu. Ảnh: Trần Trung.

Để tạo ra 100 lít nước mắm điều nguyên chất cần đến 300kg quả điều tươi, chín mọng được tuyển chọn kỹ càng. Quá trình sản xuất trải qua các bước xử lý sơ bộ như rửa sạch, cắt nhỏ, phối trộn với lượng muối chính xác rồi ủ lên men. Sau 4 tháng, nước mắm nhỉ được phối hợp với một số phụ gia theo công thức gia truyền để cho ra đời những chai nước mắm đạt chuẩn.

Vì quả điều chỉ thu hoạch theo mùa vụ, công ty đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm quả điều tươi cho người trồng điều địa phương và các tỉnh lân cận với giá 3.000 đồng/kg. Đồng thời, công ty chuyển giao kỹ thuật ủ và hỗ trợ trang thiết bị ủ ngay tại vườn, giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty mua lại nước mắm thô với giá 50.000 đồng/lít, giúp người nông dân tăng thu nhập lên đến 20 triệu đồng/vụ/ha.

“Hiện dây chuyền sản xuất của công ty đạt khoảng 150.000 chai nước mắm/ngày. Ngoài nước mắm điều, công ty còn phát triển thêm các sản phẩm như nước mắm đông cô, nước mắm thơm và một số loại trái cây đặc trưng khác, đảm bảo dây chuyền hoạt động xuyên suốt và đủ công suất”, chị Ngọc chia sẻ.

Với phương châm “Ăn chay nhớ ngay Vương Ngọc”, sản phẩm của công ty hiện có mặt tại hầu hết siêu thị và cửa hàng thực phẩm trên toàn quốc. Hướng tới mục tiêu đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ra thế giới, công ty đã xuất khẩu thành công sang Mỹ và EU. Đồng thời, Vương Ngọc Vegan đang hoàn thiện thủ tục xin chứng nhận Halal để xuất khẩu sang các nước Hồi giáo và nâng công suất sản xuất lên 2 triệu lít nước mắm/năm.

Công ty từng bước bắt tay liên kết thu mua bao tiêu sản phẩm trái điều cho người dân trong và ngoài địa phương, giúp bà con làm giàu. Ảnh: Trần Trung.

Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, nhấn mạnh, Việt Nam là một nước nông nghiệp, với lượng phế phẩm, phụ phẩm trong quá trình chế biến rất lớn và đa dạng. Nếu tận dụng triệt để, những phế phẩm này sẽ trở thành nguồn tài nguyên tái tạo, không chỉ bảo vệ môi trường mà còn mang lại giá trị kinh tế, xã hội to lớn.

“Trong ngành sản xuất điều hiện nay, quả điều thường được xem là phế phẩm. Không chỉ riêng Vương Ngọc Vegan, bất kỳ doanh nghiệp nào tận dụng hiệu quả quả điều chúng tôi đều hoan nghênh”, ông Nguyễn Đình Xuân khẳng định.

Trần Trung
Tin khác
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp

Nhiều quốc gia châu Phi đồng thuận trong việc xem OCOP là giải pháp khả thi giúp khắc phục các thách thức trong sản xuất, từ đó mở rộng chuỗi giá trị bền vững.

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam
Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, Việt Nam cam kết đồng hành cùng các quốc gia châu Phi, châu Á phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'
FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'

FAO nâng cao năng lực chuyển đổi số thông qua các sáng kiến cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu cho mục tiêu sản xuất bền vững, tiêu dùng hiệu quả.

Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi
Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi

Theo Trưởng Đại diện các khu vực của FAO, Diễn đàn cấp cao OCOP là dịp để các quốc gia châu Á, châu Phi trao đổi kinh nghiệm, nâng giá trị sản vật địa phương.

FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP
FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP

Sáng kiến Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên (phiên bản OCOP quốc tế) đang hỗ trợ sinh kế cho nghề nuôi ong lấy mật Rwanda và Việt Nam.

Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?
Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?

Việc thay đổi tên, địa chỉ... do mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7 khiến doanh nghiệp lúng túng trong cập nhật thông tin theo Lệnh 248 của Hải quan Trung Quốc. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS giải đáp vấn đề này.

Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược

Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp, hiệp hội Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế ở Đông Nam Á.

Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn
Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn

500 tấn gạo phát thải thấp được Công ty Trung An xuất sang Nhật Bản có giá 820 USD/tấn. Đây là mức giá tốt, giúp nông dân có động lực đẩy mạnh sản xuất.

Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca
Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca

Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh
Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh

Một gian hàng miễn phí trong hai năm tại chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh sẽ được dành cho nông sản Việt Nam.

Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá
Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá

Thái Bình được định vị là một "cửa ngõ ra biển mới" và một cực tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.