| Hotline: 0983.970.780

Indonesia sẽ phát triển các giống đậu nành biến đổi gen

Thứ Năm 15/09/2022 , 15:33 (GMT+7)

Nhu cầu sử dụng đậu nành quá lớn trong khi sản lượng trong nước lại hạn chế, Indonesia đã hướng tới việc phát triển các giống đậu nành biến đổi gen.

Sản lượng đậu nành ở Indonesia hiện quá thấp so với nhu cầu tiêu thụ.

Sản lượng đậu nành ở Indonesia hiện quá thấp so với nhu cầu tiêu thụ.

Theo trang tin tức Kabarbisnis của Indonesia, ông Syahrul Yasin Limpo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Indonesia đã yêu cầu triển khai sớm các hoạt động nhập khẩu và phát triển các giống đậu nành biến đổi gen ở nước này.

Cụ thể, Bộ trưởng Syahrul Yasin Limpo đã chỉ đạo nhập khẩu hạt giống đậu nành biến đổi gen để phục vụ nhu cầu canh tác và sử dụng trong nước. Hoạt động này có thể được thực hiện cùng lúc với kế hoạch của Bộ Nông nghiệp Indonesia và nông dân phát triển các giống đậu nành bản địa.

Đậu nành là cây lương thực quan trọng thứ ba ở Indonesia sau gạo, ngô và là nguồn cung cấp protein dồi dào. Nhu cầu tiêu thụ đậu nành tại quốc gia này có xu hướng tăng hàng năm.

Năm 2020, lượng đậu nành được sử dụng làm thực phẩm cho con người ở Indonesia là khoảng 3,28 triệu tấn (chủ yếu để sản xuất đậu phụ và tempeh - món ăn được lên men từ đậu nành) trong khi sản lượng sản xuất trong nước chỉ đạt 0,63 triệu tấn. Do đó, khoảng 81% lượng đậu nành hàng năm sử dụng làm thực phẩm cho người ở Indonesia đang đến từ nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Indonesia còn có nhu cầu rất lớn về đậu nành cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. Niên vụ 2021-2022, khoảng 5,35 triệu tấn đậu nành đã được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi ở Indonesia.

Các nỗ lực nhằm tăng sản lượng đậu nành trong nước ở Indonesia đã được tiến hành từ thập kỷ trước thông qua việc gia tăng diện tích và số lượng nông trại, tối ưu hóa công nghệ mới, sử dụng hạt giống có năng suất tốt hơn và yêu cầu sử dụng đất hoang để sản xuất. Tuy nhiên nỗ lực của Indonesia vẫn chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng cao đối với mặt hàng này.

Với việc mở cửa cho phát triển và nhập khẩu giống đậu nành biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp Indonesia đặt mục tiêu sản xuất cho năm nay là 500.000 tấn đậu nành từ nguồn ngân sách trực tiếp của Bộ. Năm tiếp theo, con số này sẽ tăng lên khoảng 590.000 tấn với nguồn ngân sách hỗ trợ khoảng 450 tỷ Rupi.

Xem thêm
Hơn 80 nông sản Hoa Kỳ sẵn sàng chinh phục người tiêu dùng Việt

Từ 23/7 đến 6/8, người tiêu dùng Việt có thể trải nghiệm mua sắm kết hợp khám phá ẩm thực Mỹ độc đáo ở siêu thị MM Mega Market Thăng Long.

Bảo hiểm thất nghiệp: Lợi ích kép cho người lao động và doanh nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là ‘bệ đỡ’ an sinh cho người lao động lúc mất việc mà còn hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

Mở tài khoản doanh nghiệp online với VietinBank eFAST

Chỉ vài phút trên điện thoại, doanh nghiệp đã sẵn sàng giao dịch với tài khoản thanh toán online (eKYC) từ VietinBank eFAST! Không cần hồ sơ giấy, không cần đến quầy, VietinBank mang đến trải nghiệm ngân hàng số hiện đại dành cho doanh nghiệp.

[Bài 5]: Gợi mở cho kinh tế tư nhân Việt Nam

Bên cạnh chính sách, nền nông nghiệp của một số quốc gia đã cất cánh nhờ biết đặt doanh nghiệp tư nhân làm hạt nhân kiến tạo chuỗi giá trị.

Thu thuế thương mại điện tử tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2024

5 tháng đầu năm, thuế thu từ kinh tế số đạt gần 75.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục, phản ánh chuyển động mạnh trong giám sát dòng tiền trực tuyến.

Chuyển khoản bị treo 30 phút, ngân hàng phải báo cáo

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Dự thảo sửa đổi Thông tư 15/2024/TT-NHNN.

Bình luận mới nhất