| Hotline: 0983.970.780

Huyện đầu tiên của Hưng Yên đạt chuẩn huyện NTM

Thứ Hai 13/08/2018 , 14:15 (GMT+7)

Sáng 12/8, trong khuôn khổ lễ hội nhãn lồng tỉnh Hưng Yên năm 2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã trao Bằng công nhận  huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đạt chuẩn “Huyện nông thôn mới (NTM) năm 2017”.

Trước đó, chiều 10/8, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng BCĐ các Chương trình MTQG đã ký Quyết định công nhận huyện Mỹ Hào, đạt chuẩn “Huyện NTM năm 2017”. Như vậy với việc Mỹ Hào được công nhận là huyện NTM, tới nay cả nước đã có 54 huyện đạt chuẩn huyện NTM.

Sau 8 năm triển khai xây dựng NTM, huyện Mỹ Hào đã huy động hơn 3.000 tỷ đồng cho chương trình này, trong đó vốn tín dụng, đóng góp của DN và người dân đã chiếm tới hơn 80%. Tới gần cuối năm 2017, Mỹ Hào đã hoàn thành đủ 9/9 tiêu chí của huyện NTM; 100% số xã hoàn thành 19/19 tiêu chí. Trong đó có một số kết quả nổi bật như hệ thống giao thông bảo đảm kết nối tới các xã; hệ thống điện liên xã đồng bộ, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật; hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn…

Trên địa bàn huyện có gần 65.000 người trong độ tuổi lao động, trong đó, số người có việc làm đạt 99,9%; 100% phụ nữ thuộc hộ nghèo, phụ nữ khuyết tật có nhu cầu đều được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn vốn tín dụng chính thức để phát triển kinh tế gia đình.

Do đặc thù huyện có vị trí giáp với các KCN Phố Nối A, Phố Nối B, Thăng Long II..., có 8 làng nghề về SX mộc dân dụng - mỹ nghệ, SX tương, chế biến lương thực thực phẩm và tái chế nhựa tạo điều kiện cho người dân tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập của người dân; thu nhập bình quân năm 2017 của huyện đạt 68,7 triệu đồng/người.

Đến nay, toàn tỉnh Hưng Yên đã có hơn 90 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 60% tổng số xã). Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người của người dân nông thôn trong tỉnh năm 2017 đạt hơn 49 triệu đồng/người, cao gấp 1,7 lần so với trung bình khu vực nông thôn cả nước.

Xem thêm
Ổn định chỗ ở gắn với chuyển đổi nghề cho dân vùng sạt lở

Trà Vinh Hơn 100 hộ dân ở vùng sạt lở không chỉ được hỗ trợ chỗ ở mà còn được tạo điều kiện chuyển đổi công việc để ổn định cuộc sống.

Trưởng thôn trúng lớn nhờ chuyển đổi cây trồng

Nhờ mạnh dạn tích tụ đất đai và chuyển đổi từ trồng luồng sang trồng cam, một trưởng thôn ở Thanh Hóa đã thu về 300 triệu đồng ngay trong vụ đầu tiên.

OCOP Tây Ninh kết tinh văn hóa bản địa, phát triển du lịch

Sản phẩm OCOP Tây Ninh kết tinh từ văn hóa bản địa, đang trở thành cầu nối giữa nông thôn và du lịch, góp phần làm giàu sinh kế, bảo tồn giá trị truyền thống.

Bình luận mới nhất