| Hotline: 0983.970.780

Hiến kế phát triển không gian du lịch Thái Nguyên sau sáp nhập

Thứ Ba 08/07/2025 , 15:46 (GMT+7)

Thái Nguyên sau sáp nhập không chỉ mở rộng địa giới hành chính, mà trở thành một bản hòa tấu giữa núi rừng - sông hồ - bản làng - lịch sử và văn hóa.

Ngày 8/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên tổ chức Tọa đàm về tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch Thái Nguyên. Tọa đàm đã ghi nhận nhiều ý kiến, đóng góp từ các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã... để tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh: 

Ông Hà Văn Siêu - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam. Ảnh: Quang Linh.

Ông Hà Văn Siêu - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam. Ảnh: Quang Linh.

Ông Hà Văn Siêu - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam: Mở rộng không gian, tạo thêm động lực phát triển

Việc hợp nhất là cơ hội lớn để tỉnh Thái Nguyên chuyển mình. Địa phương cần rà soát lại tiềm năng, lợi thế mới, xây dựng sản phẩm liên tuyến phù hợp, từ đó phát huy thế mạnh của từng xã, phường.

Sau sáp nhập, ba loại hình du lịch thế mạnh của tỉnh gồm: du lịch về nguồn, sinh thái - nghỉ dưỡng và văn hóa cộng đồng có điều kiện kết nối và bổ trợ nhau. 

Để các địa điểm và loại hình du lịch được liên kết với nhau, Thái Nguyên cần có các giải pháp nâng cấp và mở rộng các tuyến đường giao thông liên vùng, đặc biệt là các tuyến kết nối từ trung tâm tỉnh đến các điểm du lịch trọng điểm như hồ Núi Cốc, hồ Ba Bể, ATK Định Hóa, Cửa Tử, Phượng Hoàng...

Ông Dương Sơn Hà - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Nguyên. Ảnh: Quang Linh.

Ông Dương Sơn Hà - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Nguyên. Ảnh: Quang Linh.

Ông Dương Sơn Hà - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Nguyên:

Phát triển du lịch nông nghiệp gắn với Chương trình OCOP và xây dựng nông thôn mới

Để biến những tiềm năng, lợi thế sau sáp nhập thành hiện thực, ngành du lịch cần phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh triển khai phát triển du lịch nông nghiệp gắn với Chương trình OCOP và Chương trình xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu. Xác định đây là giải pháp động lực cho phát triển kinh tế để nâng cao đời sống cho người dân và xây dựng nông thôn mới bền vững.

Rà soát, hoàn thiện việc quy hoạch và quản lý nhà nước về phát triển du lịch nông nghiệp. Bố trí nguồn vốn và lồng ghép các nguồn vốn khác để thực hiện các mô hình thí điểm về du lịch nông thôn.

Phục dựng các làng nghề truyền thống, những nét văn hóa đặc trưng đậm đà bản sắc dân tộc. Gắn phát triển các sản phẩm OCOP, nhất là sản phẩm OCOP 4, 5 sao với phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương; tìm và lựa chọn những khâu đột phá để tổ chức thực hiện trong đó trọng tâm là phát triển tổ chức sản xuất, phát triển văn hóa - du lịch, bảo vệ môi trường.

cac-chuyen-gia-hien-ke-phat-trien-du-lich-thai-nguyen-sau-sap-nhap-123246_986

TS. Lê Quang Đăng - Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam. Ảnh: Quang Linh.

TS. Lê Quang Đăng - Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam: Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới

Về cơ bản, hệ thống sản phẩm du lịch của Thái Nguyên và Bắc Kạn (cũ) khá tương đồng, với 4 dòng sản phẩm chủ đạo gồm: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử cách mạng, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng.

Việc sáp nhập có thể là sự cộng gộp về mặt không gian và tài nguyên nhưng không nên là sự cộng gộp về mặt sản phẩm. Bối cảnh mới, thời cơ vận hội mới, không gian phát triển mới, Thái Nguyên cần định hướng lại hệ thống sản phẩm, tạo thêm sản phẩm mới và làm mới sản phẩm đã có.

Ngoài 4 sản phẩm chủ đạo đã có, Thái Nguyên có thể nghiên cứu phát triển sản phẩm mới gồm: du lịch công nghiệp; du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp gắn với Khu du lịch quốc gia hồ Núi Cốc, hồ Ba Bể; du lịch gắn với các sự kiện, lễ hội quy mô lớn (tổ chức 1 tháng): Lễ hội trà quốc tế, Đại lễ hội văn hóa - ẩm thực vùng cao Việt Bắc, lấy Lễ hội múa bát của người Tày làm trung tâm.

Cùng với đó, cần chú trọng hơn đến thị trường khách quốc tế, thị trường khách có thu nhập cao, có khả năng chi tiêu và lưu trú dài ngày. Đẩy mạnh thị trường khách học sinh sinh viên, cựu chiến binh, người cao tuổi đối với sản phẩm du lịch về nguồn, tham quan di tích lịch sử cách mạng. Quan tâm thị trường khách giới trẻ đối với sản phẩm du lịch nông nghiệp gắn với vùng chè và du lịch sinh thái khám phá thiên nhiên rừng, hồ, suối, thác, hang động.

Ông Đỗ Trọng Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Quang Linh.

Ông Đỗ Trọng Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Quang Linh.

Ông Đỗ Trọng Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên: Tái định vị thương hiệu du lịch sau sáp nhập

Với biểu tượng "Trà và Hồ" vừa thơ mộng, vừa mộc mạc, dễ nhớ lại giàu cảm hứng. Việc sử dụng biểu tượng “Trà và Hồ” sẽ đại diện cho sự kết hợp hài hòa giữa vùng chè Thái Nguyên và hồ Ba Bể – một hình ảnh mới không chỉ đậm chất thiên nhiên, mà còn gợi mở những chiều sâu văn hóa bản địa. Biểu tượng này cần được lồng ghép xuyên suốt trong các sản phẩm truyền thông, các hoạt động quảng bá, tạo dựng nhận diện rõ nét và nhất quán cho du lịch Thái Nguyên thời kỳ mới.

Từ thương hiệu, xây dựng ba trục sản phẩm chiến lược:

Trục thứ nhất là sinh thái – nghỉ dưỡng – chữa lành. Đó là Ghềnh Chè, hồ Núi Cốc, hồ Ba Bể – nơi con người được kết nối với thiên nhiên, tìm lại sự bình an trong tâm hồn.

Trục thứ hai là lịch sử - tâm linh - giáo dục truyền thống. ATK Định Hóa, đền Lý Nam Đế, di tích 915 – tất cả cần được làm mới bằng công nghệ kể chuyện, thực tế ảo, thuyết minh sinh động và xúc động.

Trục thứ ba là du lịch khám phá - mạo hiểm - cộng đồng. Cửa Tử, Phượng Hoàng, làng nghề, bản làng… là nơi mỗi bước chân đều có thể chạm đến bản sắc, đến sự tử tế mộc mạc của người dân.

Ông Chu Thành Huy - Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. Ảnh: Quang Linh.

Ông Chu Thành Huy - Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. Ảnh: Quang Linh.

Ông Chu Thành Huy - Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên: Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của sinh viên

Để phát huy tối đa vai trò của sinh viên trong khởi nghiệp du lịch, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.

Trước hết, các cơ sở giáo dục đại học cần tích cực đổi mới chương trình đào tạo, lồng ghép kiến thức khởi nghiệp và kỹ năng thực hành kinh doanh du lịch vào nội dung chính khóa. Các học phần như xây dựng mô hình kinh doanh, quản trị tài chính nhỏ, marketing số cho du lịch cần được cụ thể hóa và gắn với tình huống thực tiễn.

Bên cạnh việc đổi mới nội dung đào tạo, các nhà trường cần tạo điều kiện để sinh viên được trải nghiệm thực tiễn. Việc tổ chức các chương trình "thực tập khởi nghiệp", mô phỏng mô hình kinh doanh, hoặc "lab du lịch cộng đồng" tại các điểm đến địa phương như hồ Núi Cốc, ATK Định Hóa, Ba Bể... có thể giúp sinh viên vừa học, vừa thử nghiệm ý tưởng.

Về phía địa phương, cần ban hành chính sách hỗ trợ khởi nghiệp riêng cho đối tượng sinh viên, đặc biệt trong lĩnh vực ưu tiên như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp và số hóa du lịch.

Hỗ trợ có thể ở các hình thức như: tài trợ thử nghiệm mô hình, cho vay ưu đãi, hỗ trợ truyền thông sản phẩm, cung cấp dữ liệu du lịch mở hoặc kết nối không gian làm việc chung. Bên cạnh đó, cần lồng ghép nội dung hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

Việc thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp du lịch trong sinh viên không thể chỉ dừng lại ở các phong trào ngắn hạn hay cuộc thi ý tưởng, mà cần được xây dựng như một chiến lược dài hạn, có sự phối hợp đa bên và phù hợp với điều kiện địa phương. Với vai trò là tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng và nguồn nhân lực trẻ dồi dào, Thái Nguyên cần xem sinh viên không chỉ là người học, mà là "tác nhân đổi mới" trong chiến lược phát triển du lịch sáng tạo và bền vững.

Ông Nguyễn Văn Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Quang Linh.

Ông Nguyễn Văn Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Quang Linh.

Ông Nguyễn Văn Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên (Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bắc Kạn trước sáp nhập): Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực du lịch gồm 2 nhóm: Nhân lực du lịch gián tiếp (các nhà quản lý) và Trực tiếp (trực tiếp phục vụ). 

Đối với nhân lực du lịch gián tiếp cũng rất cần được bồi dưỡng kiến thức về du lịch, kỹ năng cập nhật thông tin và những biến động của thị trường khách du lịch… từ đó có tầm nhìn chiến lược trong hoạch định chính sách, xây dựng chương trình, kế hoạch, quy hoạch, đề án… để lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành cho đúng và trúng.

Nhân lực du lịch gián tiếp được chia thành 2 nhóm chính là nhóm dịch vụ chính (gồm ăn uống và lưu trú) và nhóm dịch vụ bổ sung (nghỉ dưỡng, tham quan, tìm hiểu, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa - xã hội...). Khách du lịch ngày càng có nhu cầu nhiều hơn với các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ bổ sung. Vì vậy, nhân lực gián tiếp cần được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng, chuyên môn phù hợp đáp ứng yêu cầu của các đối tượng khách du lịch.

Các nhà quản lý cần nắm rõ những nhân tố tác động đến quá trình phát triển nguồn nhân lực du lịch nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả trực tiếp và gián tiếp, phù hợp với xu thế từng giai đoạn, nhằm xác định những yếu tố thuận lợi để tận dụng, khai thác, đồng thời thấy được những khó khăn, thách thức để khắc phục, hạn chế; từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngành du lịch địa phương.

Ông Lục Huy Chung - Chủ cơ sở Ba Bể Hada Homestay.

Ông Lục Huy Chung - Chủ cơ sở Ba Bể Hada Homestay. Ảnh: Quang Linh.

Ông Lục Huy Chung - Chủ cơ sở Ba Bể Hada Homestay: Cần hoàn thiện hạ tầng và quy hoạch

Về giao thông, cần sớm nâng cấp và mở rộng cầu treo tại thôn Pác Ngòi để đáp ứng tải trọng xe du lịch lớn, tạo điều kiện cho các đoàn khách liên tỉnh dễ dàng tiếp cận Hồ Ba Bể.

Xây dựng hệ thống biển báo chỉ dẫn du lịch bằng tiếng Việt và tiếng Anh, đặt tại các điểm giao cắt lớn và các tuyến chính dẫn vào khu du lịch.

Về quy hoạch làng du lịch, cần thiết lập quy hoạch tổng thể và chi tiết cho các làng du lịch, bao gồm hệ thống giao thông nội bộ, kiến trúc nhà ở, không gian công cộng và khu dịch vụ.

Xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng lấn chiếm, không phù hợp cảnh quan, đồng thời khuyến khích sử dụng các chất liệu, màu sắc mang đậm bản sắc địa phương.

Đề xuất xây dựng cổng làng du lịch, các điểm ngắm cảnh từ trên cao, khuyến khích người dân trồng hoa, cây cảnh và trang trí cảnh quan tạo không gian thân thiện, hấp dẫn.

Phân bổ ngân sách cụ thể để hoàn thiện cầu treo Pác Ngòi, xây dựng các điểm check-in, cổng làng du lịch và hệ thống biển báo.

Triển khai chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch trọng điểm cho các xã quanh Hồ Ba Bể. Khởi động chiến dịch quảng bá thương hiệu du lịch Hồ Ba Bể gắn với hệ thống du lịch vùng (Núi Cốc – Ba Bể – ATK).

Xem thêm
Tuyển bóng đá nữ Việt Nam giành vé dự ASIAN Cup 2026

Thắng Guam với tỷ số 4-0 vào tối 5/7, tuyển bóng đá nữ Việt Nam dẫn đầu bảng E và góp mặt tại vòng chung kết ASIAN Cup nữ 2026.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp thu vé tham quan

Từ ngày 12/4/2025, người dân và du khách khi vào tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cần mua vé với mức giá 40.000 đồng/người/lượt.

Đánh thức tiềm năng du lịch đường sông ở Hải Phòng: [Bài 2] Triển khai đồng bộ bốn giải pháp căn cơ

Tiềm năng du lịch đường thủy ở Hải Phòng rất lớn, có thể tận dụng lợi thế từ cảng biển để phát triển du lịch đặc thù gắn với bảo vệ môi trường.

Vật liệu cũ ‘kể chuyện mới’

Vườn hoa Diên Hồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bất ngờ ‘kể chuyện mới’ với một không gian nghệ thuật đầy màu sắc, được tạo dựng hoàn toàn từ vật liệu cũ.

Bình luận mới nhất