| Hotline: 0983.970.780

Hàng vạn người dự lễ hội đặc sắc, lớn nhất xứ Lạng

Thứ Hai 24/02/2025 , 20:29 (GMT+7)

(TN&MT) - Ngày 24/2, (tức ngày 27 tháng Giêng), hàng vạn người đã đổ về trung tâm TP.Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn để tham dự Lễ hội Đền Kỳ Cùng – Tả Phủ, một trong những sự kiện văn hóa có ý nghĩa bậc nhất ở xứ Lạng.

Văn hóa

Hàng vạn người dự lễ hội đặc sắc, lớn nhất xứ Lạng

Hoàng Nghĩa {Ngày xuất bản}

(TN&MT) - Ngày 24/2, (tức ngày 27 tháng Giêng), hàng vạn người đã đổ về trung tâm TP.Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn để tham dự Lễ hội Đền Kỳ Cùng – Tả Phủ, một trong những sự kiện văn hóa có ý nghĩa bậc nhất ở xứ Lạng.

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là Lễ hội lớn nhất Lạng Sơn, diễn ra 6 ngày từ ngày 22 đến ngày 27 tháng Giêng. Phần lễ chính của Lễ hội tập trung chủ yếu vào hai ngày (ngày 22 và ngày 27 tháng Giêng), trong đó có lễ tế khai hội, đón rước và lễ an vị, lễ tạ. Phần hội bao gồm những nghi thức rước kiệu và các trò chơi, như: tranh đầu pháo, cờ tướng, kéo co, đẩy gậy, võ thuật, lễ hội ẩm thực, hát sli, lượn…

fb_img_1740391716068.jpg
Nghi lễ rước kiệu được các thanh niên trai tráng rước qua các con phố của TP.Lạng Sơn.

Lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn, thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ công lao to lớn của hai vị quan đã góp phần xây dựng và phát triển Lạng Sơn vào cuối thế kỷ 17, đầu thế lỷ 18, gồm: Tả Đô Đốc Hán Quận Công Thân Công Tài (được thờ tại Đền Tả Phủ - Kỳ Lừa) và Quan lớn Tuần Tranh (được thờ tại Đền Kỳ Cùng). Đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, hướng đến những ước nguyện tốt đẹp về một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát tài phát lộc, may mắn, nhà nhà hạnh phúc, bình an.

Hai di tích Đền Kỳ Cùng và Đền Tả Phủ đã được xếp hạng cấp quốc gia và Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ cũng đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

fb_img_1740396277832.jpg
Biển người đổ về trung tâm TP.Lạng Sơn để tham dự Lễ hội đặc sắc, lớn nhất xứ Lạng (ảnh LSTV).
20250224_183211.jpg

Điểm mới của lễ hội năm nay đó là nhân dân và du khách thập phương được tham dự hội thi gói bánh chưng và bày mâm ngũ quả, tham quan khu trưng bày các bức tranh đạt giải trong cuộc thi vẽ tranh chủ đề “Mùa xuân và Lễ hội”, gian hàng viết thư pháp...

20250224_181724.jpg
Đông đảo nhân dân và du khách thập phương háo hức chờ tranh cướp đầu pháo trước sân Đền Tả Phủ.

Đặc sắc nhất trong lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là nghi lễ tranh đầu pháo tại khu vực sân trước Đền Tả Phủ vào sáng 27 tháng Giêng. Đầu pháo được thờ cúng quanh năm theo đúng phong tục của nhà đền. Đầu pháo là vòng nhỏ bằng kim loại quấn vải đỏ, bên trong rỗng, được gắn trên một quả pháo lớn đặt trong lồng pháo, nối vào những dây pháo nhỏ, cuốn thành nhiều vòng, treo trên một cây nêu bằng tre tươi dựng trước sân đền trong ngày hội. Khi pháo được đốt, đầu pháo nổ và vòng kim loại bay lên không trung, mọi người chờ vòng kim loại rơi xuống rồi tranh đầu pháo.

screenshot_20250224_181050_zalo.jpg
Năm nay người cướp được đầu pháo là ông Đinh Văn Nhiên đến từ tỉnh Hải Dương.

Sau khoảng 20 phút trong không khí hò reo, tranh cướp, ông Đinh Văn Nhiên (49 tuổi, quê Hải Dương) đã tranh được đầu pháo. Theo thể lệ, ông được tặng thưởng tiền, mâm xôi gà, mâm ngũ quả. Do ở xa, đầu pháo sẽ được gửi nhà đền lo thờ cúng và người tranh được đầu pháo có trách nhiệm đến lễ tạ vào ngày 20 tháng Giêng năm sau.

fb_img_1740396172177.jpg
Hàng trăm hộ gia đình tại một số tuyến đường ở trung tâm TP.Lạng Sơn đã dựng rạp, chuẩn bị các mâm lễ, mâm cỗ để cúng thần linh, chiêu đãi anh em, bạn bè, du khách gần xa (ảnh NV).

Tham dự Lễ hội, du khách thập phương còn được chứng kiến thi quay lợn, quay vịt, thi giã bánh giầy, bánh ngải… Đặc biệt, để chào mừng Lễ hội, hàng trăm hộ gia đình, tổ liên gia đã dựng rạp, tổ chức các mâm lễ, mâm cỗ để cúng tiến thần linh, chiêu đãi bạn bè anh em và cả những người không quen biết cũng được mời tiệc đặc sản vùng miền xứ Lạng.

Xem thêm
Công an Hà Nội vào chung kết Cúp Quốc gia 2024/2025

Tối 26/6, Công an Hà Nội giành quyền vào chơi trận chung kết Cúp Quốc gia 2024/25 sau chiến thắng 3-1 trước Thể Công Viettel trên sân Hàng Đẫy.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp thu vé tham quan

Từ ngày 12/4/2025, người dân và du khách khi vào tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cần mua vé với mức giá 40.000 đồng/người/lượt.

Đánh thức tiềm năng du lịch đường sông ở Hải Phòng: [Bài 2] Triển khai đồng bộ bốn giải pháp căn cơ

Tiềm năng du lịch đường thủy ở Hải Phòng rất lớn, có thể tận dụng lợi thế từ cảng biển để phát triển du lịch đặc thù gắn với bảo vệ môi trường.

Vật liệu cũ ‘kể chuyện mới’

Vườn hoa Diên Hồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bất ngờ ‘kể chuyện mới’ với một không gian nghệ thuật đầy màu sắc, được tạo dựng hoàn toàn từ vật liệu cũ.

Bình luận mới nhất