| Hotline: 0983.970.780

Giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV được cấp tối đa 10 năm

Thứ Ba 08/07/2025 , 16:00 (GMT+7)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 193/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Địa chất và khoáng sản.

Trong đó, có những quy định mới  về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (khoáng sản nhóm IV). 

Theo Nghị định, khoáng sản nhóm IV bao gồm khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường chỉ phù hợp với mục đích làm vật liệu san lấp, đắp nền móng công trình, xây dựng công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai, gồm: đất sét, đất đồi, đất có tên gọi khác; đất lẫn đá, cát, cuội hoặc sỏi; cát các loại (trừ cát, sỏi lòng sông, lòng hồ và khu vực biển; cát trắng silic). Ảnh: VBstones.

Theo Nghị định, khoáng sản nhóm IV bao gồm khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường chỉ phù hợp với mục đích làm vật liệu san lấp, đắp nền móng công trình, xây dựng công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai, gồm: đất sét, đất đồi, đất có tên gọi khác; đất lẫn đá, cát, cuội hoặc sỏi; cát các loại (trừ cát, sỏi lòng sông, lòng hồ và khu vực biển; cát trắng silic). Ảnh: VBstones.

Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, Nghị định quy định, Giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cấp cho tổ chức, cá nhân có thời hạn tối đa 10 năm. Thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản có thể được gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 5 năm.

Để được cấp giấy phép, tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện như: đã có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; có phê duyệt đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường; phù hợp nguyên tắc khai thác khoáng sản; khu vực khai thác đã được khảo sát, thăm dò và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Về trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho tổ chức, cá nhân, quy trình cấp phép được quy định chặt chẽ, với tổng thời gian xử lý hồ sơ tối đa khoảng 28 ngày làm việc, gồm các bước: tiếp nhận và thẩm định hồ sơ; lấy ý kiến cơ quan liên quan; kiểm tra thực địa; xác định tiền cấp quyền khai thác; trình và ra quyết định cấp phép.

Sau khi được cấp phép, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính mới được nhận giấy phép chính thức. Các cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và UBND cấp tỉnh đều có trách nhiệm giải quyết nhanh chóng, minh bạch và đúng hạn.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 2/7/2025.

Xem thêm
Hà Nội quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên sông

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3675/QĐ-UBND quy định về mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các tuyến sông thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.

Hải trình cùng kiểm ngư: [Bài 5] Sứ mệnh giữ ‘màu xanh’ cho biển cả

Một ngành thủy sản xanh không thể thiếu những người giữ biển. Nơi đó, lực lượng kiểm ngư giữ sinh kế, giữ chủ quyền và giữ lại hy vọng cho thế hệ mai sau.

Bình luận mới nhất