| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng tại TP.HCM

Thứ Ba 25/02/2025 , 14:55 (GMT+7)

Ngày 25/2, UBND TP.HCM phối hợp với Tổng lãnh sự quán Anh tổ chức hội thảo về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD).

Kinh tế

Giải pháp phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng tại TP.HCM

Hà Duyên {Ngày xuất bản}

Ngày 25/2, UBND TP.HCM phối hợp với Tổng lãnh sự quán Anh tổ chức hội thảo về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD).

Theo báo cáo của Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng, Hà Nội và TP.HCM đang đứng trước thách thức lớn khi mục tiêu hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị vào năm 2025 gặp nhiều khó khăn.

Nếu duy trì tốc độ hiện tại, hai thành phố có thể mất tới 100 năm để đạt được mục tiêu này. Do đó, mô hình TOD đóng vai trò chiến lược giúp rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả phát triển đô thị.

Hiện nay, TP.HCM đã được trao cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai TOD theo Nghị quyết 98. Việc thí điểm phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP.HCM và Hà Nội đã được Quốc hội thông qua vào ngày 19/2/2025, tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố thực hiện các dự án quan trọng.

f9b737e1876739396076.jpg

Phát biểu tại hội thảo, ông Bùi Xuân Cường - Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, việc phát triển mạng lưới đường sắt đô thị là nhiệm vụ quan trọng để hình thành trục xương chính đáp ứng nhu cầu lưu thông người dân thành phố và toàn vùng.

Theo quy hoạch, TP.HCM phải hoàn thành 355km đường sắt đô thị vào năm 2035. Đồng thời, UBND TP.HCM đã có quyết định triển khai 11 vị trí TOD dọc tuyến đường sắt đô thị và vành đai 3 trong giai đoạn 2024-2028. Trong đó, 9 vị trí sẽ được triển khai ngay trong năm 2024-2025. Việc phát triển TOD sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm ùn tắc giao thông, cải thiện môi trường sống và tối ưu hóa hệ thống giao thông công cộng.

“Chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc trao đổi, học hỏi, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của các nước, trong đó có Vương quốc Anh, cũng như sự hỗ trợ tri thức, công nghệ của bạn bè quốc tế để TP.HCM phát triển, chuyển đổi từ xây dựng đường sắt đô thị thuần túy sang mô hình TOD. TOD sẽ là nền tảng quan trọng để thúc đẩy sự gắn kết giữa quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị, hướng tới xây dựng một hệ thống hạ tầng hiện đại, đảm bảo phát triển bền vững” - ông Bùi Xuân Cường nói.

lanh-su-anh.jpg
Bà Alexandra Smith - Tổng lãnh sự Anh tại TP.HCM phát biểu

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong triển khai mô hình TOD, bà Alexandra Smith - Tổng lãnh sự Anh tại TP. HCM cho biết, nước Anh đã triển khai phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng rất thành công. Bà Alexandra Smith tin rằng việc phát triển và triển khai TOD sẽ đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông công cộng của TP. HCM và giảm dấu chân carbon của thành phố.

Hiện nay, TP Hồ Chí Minh và Tổng lãnh sự Anh tại TP Hồ Chí Minh đang hợp tác chặt chẽ để giúp thành phố triển khai thuận lợi mô hình này.

Theo TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý Hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng TP.HCM, thành phố đang gấp rút áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị theo Nghị quyết 15/NQ-QH, được Quốc hội thông qua ngày 19/2/2025. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng thành phố vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm cách thức triển khai cơ chế sao cho hiệu quả, lộ trình phát triển phù hợp, phương án huy động và tổ chức nguồn lực, cũng như cơ chế khuyến khích xã hội hóa. Việc xác định các khu vực ưu tiên thực thi cũng là một bài toán quan trọng đặt ra cho chính quyền thành phố.

Chia sẻ về giải pháp để thực hiện triển khai phát triển mô hình trên, TS Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, thành phố cần phải xác định rõ khu vực ưu tiên, tổ chức nguồn lực và khuyến khích xã hội hóa để huy động vốn.

Theo ông Tuấn, việc triển khai mô hình TOD yêu cầu hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng, trong đó cần sắp xếp lại các tuyến xe buýt để hỗ trợ tối đa hệ thống đường sắt đô thị, đồng thời nâng cao khả năng kết nối giữa các tuyến xe buýt với các nhà ga metro. Thành phố sẽ rà soát, điều chỉnh quy hoạch để tối ưu hóa sử dụng đất trong khu vực TOD, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng công trình công cộng và thương mại.

UBND TP.HCM cũng được phép thu và sử dụng 100% nguồn thu từ khu vực TOD để phát triển hạ tầng giao thông, bao gồm tiền thu từ diện tích sàn xây dựng tăng thêm, giá trị tăng thêm từ đất, phí cải thiện hạ tầng.

Bên cạnh đó, sự hợp tác với Tổng lãnh sự quán Anh và học hỏi kinh nghiệm từ các đô thị như Tokyo, Singapore, Thượng Hải sẽ giúp TP.HCM triển khai TOD hiệu quả hơn.

Theo ông Nguyễn Hoàng Tùng – Phó nhóm TOD, Chương trình FCDO GCIP, việc phát triển TOD cần dảm bảo 5 nguyên tắc. Cụ thể, định hướng giao thông công cộng, kết nối đi bộ và xe đạp, hạn chế xe cá nhân. Song song đó là sử dụng đất hỗn hợp, mật độ cao. Cùng với đó là xây dựng xã hội đáng sống, có bản sắc văn hóa và khả năng chống chịu

Bên cạnh đó, là phát triển đô thị, giao thông thông minh, xanh và hiệu quả. Ngoài ra, TOD còn giúp thúc đẩy thương mại, đổi mới sáng tạo, bảo vệ môi trường.

Để làm được điều này, thành phố cần có chính sách khuyến khích sử dụng giao thông công cộng, hạn chế xe cá nhân, thiết kế đô thị thân thiện với giao thông phi cơ giới, đi bộ

Tại TP.HCM, để phát triển đô thị theo định hướng TOD hiện nay thành phố cần thành lập được hội đồng phát triển TOD, văn phòng phát triển TOD. Từ đó, xác định các nhiệm vụ của đề án quy hoạch, lập quy hoạch đề án TOD...

Cũng theo ông Tùng, từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy cần triển khai quy hoạch TOD tích hợp, xây dựng khung pháp lý toàn diện, thiết lập cơ quan chuyên trách, tăng cường hợp tác nhà nước-tư nhân.

Xem thêm
Gần 400 doanh nghiệp lương thực, thực phẩm tìm cơ hội mở rộng thị trường

TP.HCM HCMC FOODEX 2025 quy tụ gần 400 doanh nghiệp trong nước và quốc tế, trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến sâu, gia vị, phụ gia, công nghệ chế biến...

Khai báo hàng tháng rất quan trọng khi đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp

HÀ NỘI Trong thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải đến khai báo hàng tháng theo lịch hẹn ghi trên quyết định hưởng.

Agribank ưu đãi tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Agribank đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.