| Hotline: 0983.970.780

Động vật phù du, mắt xích sinh học giúp cô lập carbon dưới đáy biển

Thứ Năm 03/07/2025 , 14:37 (GMT+7)

Nghiên cứu mới chỉ ra động vật phù du Nam Đại Dương vận chuyển 65 triệu tấn carbon mỗi năm, đóng vai trò hấp thụ và lưu trữ khí nhà kính.

Một nghiên cứu quốc tế vừa công bố đã làm sáng tỏ vai trò then chốt của các loài động vật phù du nhỏ bé như giáp xác chân chèo, nhuyễn thể trong việc hấp thụ và lưu trữ carbon dưới đáy biển sâu tại Nam Đại Dương. Đây là phát hiện lần đầu tiên xác định và định lượng được quy mô tác động của quá trình di cư theo mùa của các sinh vật này đối với chu trình carbon toàn cầu.

Các loài động vật phù du như chân chèo, nhuyễn thể và salp đóng vai trò chủ chốt trong hệ sinh thái và chu trình carbon tại Nam Đại Dương. Ảnh: George F. Mobley.

Các loài động vật phù du như chân chèo, nhuyễn thể và salp đóng vai trò chủ chốt trong hệ sinh thái và chu trình carbon tại Nam Đại Dương. Ảnh: George F. Mobley.

Các nhà khoa học từ Viện Hải dương học Trung Quốc, Phòng thí nghiệm Hải dương Plymouth (Anh) và Canada cho biết, mỗi năm, hiện tượng di cư mùa vụ của động vật phù du đã "vận chuyển" khoảng 65 triệu tấn carbon xuống dưới độ sâu 500m. Đáng chú ý, nhóm giáp xác chân chèo chiếm tới 80% lượng carbon này.

Theo cơ chế này, động vật phù du vào mùa đông sẽ di chuyển xuống tầng nước sâu để “trú đông”, đồng thời lưu giữ carbon qua quá trình hô hấp.

Điều này giúp Nam Đại Dương, vốn hấp thụ khoảng 40% tổng lượng CO2 do con người phát thải, phát huy tối đa khả năng lưu trữ carbon mà không làm cạn kiệt các khoáng chất thiết yếu như sắt ở tầng mặt biển.

Đàn nhuyễn thể di chuyển theo đàn lớn tại vùng biển Nam Đại Dương, góp phần vận chuyển carbon xuống tầng nước sâu. Ảnh minh họa.

Đàn nhuyễn thể di chuyển theo đàn lớn tại vùng biển Nam Đại Dương, góp phần vận chuyển carbon xuống tầng nước sâu. Ảnh minh họa.

Tiến sĩ Guang Yang - Viện Hải dương học Trung Quốc - nhận định: “Động vật phù du là những anh hùng thầm lặng trong quá trình cô lập carbon. Quá trình di cư theo mùa của chúng tạo ra dòng chảy carbon khổng lồ mà các mô hình khí hậu trước đây chưa tính đến”. Cùng quan điểm, tiến sĩ Katrin Schmidt (Đại học Plymouth, Anh) nhấn mạnh, bảo vệ các loài này và hệ sinh thái Nam Đại Dương là yếu tố then chốt giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu cảnh báo, trong bối cảnh đánh bắt công nghiệp và biến đổi khí hậu đe dọa quần thể nhuyễn thể, mắt xích quan trọng của cả chuỗi thực phẩm và chu trình carbon, thì việc quản lý, bảo vệ các sinh vật di cư này sẽ quyết định hiệu quả của nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu trong tương lai.

Xem thêm
Mỹ chuẩn bị cho 'làn sóng nhiệt' đầu tiên trong mùa hè

Cơ quan Khí tượng Quốc gia Mỹ (NWS) cho biết, ngày 19/6 (giờ địa phương) đánh dấu đợt nắng nóng nghiêm trọng đầu tiền trong mùa hè năm 2025 của Mỹ.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất