| Hotline: 0983.970.780

Độc đáo nghề lặn biển săn cá cảnh

Thứ Tư 17/06/2020 , 09:49 (GMT+7)

Thợ lặn phải lặn xuống sâu từ 5 -7m và ở ngâm mình dưới đáy biển đến cả tiếng đồng hồ để săn bắt những con cá cảnh về bán cho khách đặt hàng.

Vài năm trở lại đây, cá cảnh biển được nhiều người săn đón và tìm mua về chơi nên việc kinh doanh, mua bán các loại cá này cũng rầm rộ. Cũng từ đây, nghề lặn biển “săn” cá cảnh cũng bắt đầu xuất hiện ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).

Thợ lặn cá cảnh thường chọn thời điểm trời quang mấy tạnh, sóng êm để hành nghề. Ảnh: L.K.

Thợ lặn cá cảnh thường chọn thời điểm trời quang mấy tạnh, sóng êm để hành nghề. Ảnh: L.K.

Những người làm nghề này đều là người dân địa phương, có người vì sức khỏe yếu, có người thì tuổi đã cao không theo được những chuyến đi dài ngày trên biển nên chuyển qua làm nghề này.

So với công việc bạn thuyền trên những chuyến tàu lớn, thu nhập có phần ít hơn những ít ra nghề này cũng tạo công ăn việc làm cho một phần lao động địa phương.

Những thợ lặn bắt cá cảnh đều sử dụng bằng phương pháp thủ công để bắt cá. Ảnh: L.K.

Những thợ lặn bắt cá cảnh đều sử dụng bằng phương pháp thủ công để bắt cá. Ảnh: L.K.

Theo những người làm trong nghề, không phải lúc nào cũng có thể đi lặn cá cảnh mà chỉ những khi có khách đặt hàng hoặc điều kiện thời tiết thuận lợi thì họ mới bắt đầu công việc. Đó là những ngày trời quang mây tạnh, sóng biển êm nhẹ, nước trong mới có thể bắt được cá.

Phương tiện đánh bắt của họ chỉ đơn giản gồm 1 chiếc thuyền nhỏ công suất chỉ vài chục CV, 1 tấm lưới dài tầm trên dưới 1m, 1 bộ đồ bảo hộ, ống cấp khí nén, 1 dây đeo chì, bình nước loại 21 lít là có thể ra khơi. Thông thường, mỗi thuyền chỉ đi 2 người và ra đến khu vực cách bờ từ 1 – 2 hải lý, nơi có độ sâu từ 5 – 7m để “săn” cá.

Các loại cá cảnh được bắt ở độ sâu từ 5 - 7m. Ảnh: L.K.

Các loại cá cảnh được bắt ở độ sâu từ 5 - 7m. Ảnh: L.K.

Tầm 5h sáng, các thợ lặn chạy thuyền ra khơi để hành nghề. Sau khi đeo các trang thiết bị cần thiết, họ bắt đầu công việc của mình. Những người làm nghề này cho biết, thông thường họ bắt các loại cá cảnh ở độ sâu từ 5 – 7m, ẩn mình ở trong những rạn san hô và dùng lưới vây để bắt.

Bên cạnh đó, việc bắt cá cảnh này hoàn toàn dùng bằng phương pháp thủ công, không dùng hóa chất gì nên để chọn và bắt được các giống cá cảnh phù hợp mất rất nhiều thời gian. Do đó mà các thợ lặn thường mất cả tiếng đồng hồ ở dưới nước. Không những vậy, họ cũng có 1 quy tắc là với những con cá mang trứng bị dính lưới dù đẹp, có giá trị cao nhưng đều được thả lại biển.

Mỗi con cá cảnh biển thường có giá từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng. Ảnh: L.K.

Mỗi con cá cảnh biển thường có giá từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng. Ảnh: L.K.

Ông Phạm Văn Đỉnh (55 tuổi, thợ lặn cá cảnh ở huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) cho biết: “Trước đây, tôi thường đi theo các tàu lớn ra ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa để đánh bắt hải sản. Bây giờ già cả rồi, không đi nổi nữa nên về làm nghề lặn cá cảnh này kiếm tiền qua ngày. Ngày bình thường thì mỗi người kiếm được vài trăm ngàn, ngày gặp may thì được tiền triệu”.

Cá cảnh được các chủ thu mua nhập về thuần dưỡng rồi bán lại cho các cửa hàng trên cả nước. Ảnh: L.K.

Cá cảnh được các chủ thu mua nhập về thuần dưỡng rồi bán lại cho các cửa hàng trên cả nước. Ảnh: L.K.

Sở dĩ có ngày bình thường và ngày may mắn như lời ông Đỉnh là do cá cảnh biển rất nhiều loại. Có con chỉ có giá vài chục ngàn nhưng có con lên đến tiền trăm. Ngày nào may mắn gặp được những con cá có giá trị thì thu nhập của thợ lặn cũng vì thế mà tăng lên.

Cả cảnh biển thường có kiểu dáng, màu sắc bắt mắt nên đang được thị trường hiện nay ưa chuộng. Ảnh: L.K.

Cả cảnh biển thường có kiểu dáng, màu sắc bắt mắt nên đang được thị trường hiện nay ưa chuộng. Ảnh: L.K.

Được biết, công việc lặn cá cảnh này chỉ kéo dài trong vài giờ đồng hồ, dù bắt được ít hay nhiều thì cứ đến khoảng 12 giờ trưa, các thuyền đánh bắt lại quay về bờ để nhập cá lại cho người thu mua.

Nhìn những con cá óng ánh đủ màu sắc được thu mua hết khi đánh bắt về thì ai cũng tưởng là công việc dễ kiếm tiền. Tuy nhiên, khi biết rằng họ phải lặn sâu xuống biển cả tiếng đồng hồ như thế không phải ai cũng làm được mà phải là những người thợ lặn kinh nghiệm. Bởi thế mà hiện nay tại Lý Sơn cũng chỉ có hơn 10 người làm nghề này.

Xem thêm
Quảng Ninh khuyến khích nhà đầu tư xây dựng trang trại quy mô lớn

QUẢNG NINH Ngành chăn nuôi Quảng Ninh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Trí thức trẻ Việt góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số

HÀ NỘI Sáng 19/7, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025 chính thức khai mạc tại Đại học VinUni.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất