| Hotline: 0983.970.780

Cứu bệnh nhân bị liệt do nhiễm nấm và biến chứng sau mổ cột sống

Thứ Ba 20/05/2025 , 15:32 (GMT+7)

Sau khi mổ cột sống, biến chứng nhiễm trùng, nhiễm nấm tại vết mổ khiến bệnh nhân liệt hai chân và mất kiểm soát tiểu tiện.

Bệnh nhân N.K.C. được bác sĩ chăm sóc. Ảnh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân N.K.C. được bác sĩ chăm sóc. Ảnh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Ông N.K.C. (57 tuổi, ở Hưng Yên) vừa được các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cứu sống sau biến chứng nhiễm trùng nặng, nhiễm nấm tại vết mổ vùng đốt sống tủy cổ ngực, khiến ông sốt kéo dài, liệt hai chân và mất kiểm soát tiểu tiện.

Theo người nhà, ông C. có tiền sử viêm đa khớp dạng thấp từ năm 2012, phải dùng thuốc điều trị kéo dài. Tháng 2/2023, ông bị rạn đốt sống ngực, được phẫu thuật cố định cột sống bằng hệ thống nẹp vít tại các đốt D2–D5.

Tuy nhiên, đến tháng 1/2025, ông đột ngột yếu liệt hai chân, được chẩn đoán viêm tủy cắt ngang (là tình trạng viêm tại một hoặc nhiều khoanh tủy liên tiếp, thường xảy ra ở đoạn tủy ngực, gây phá hủy hoặc tổn thương Myelin - lớp chất béo bao bọc quanh sợi trục của tế bào thần kinh) từ cột sống ngực đến thắt lưng. Ông được điều trị tại bệnh viện tuyến dưới nhưng tình trạng không cải thiện.

Sau đó, ông tiếp tục tập vật lý trị liệu và tại đây phát hiện có mảnh xương từ vết mổ cũ chèn ép tủy sống. Bệnh nhân được phẫu thuật lại tại một bệnh viện tuyến trung ương.

Tuy nhiên, sau mổ, vết thương không liền hoàn toàn. Một phần vết mổ sưng nề, rỉ dịch, đỏ tấy và kèm theo sốt dai dẳng. Cấy dịch cho kết quả nhiễm nấm không rõ chủng, nên ông được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để tiếp tục điều trị.

“Khi tiếp nhận, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện. Thể trạng suy kiệt do dùng corticoid kéo dài”, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thanh Tùng, Phó Trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình và Thần kinh cột sống, cho biết.

Sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định mổ mở lại, dẫn lưu hơn 300ml dịch mủ, tháo toàn bộ hệ thống vít cố định tại cột sống cổ ngực bị viêm, làm sạch mô hoại tử và đặt hệ thống VAC (thiết bị hút chuyên dụng tạo chân không trong vết thương, giúp loại bỏ dịch ứ đọng, mô hoại tử nhỏ và dịch phù nề quanh vùng tổn thương) để làm sạch ổ viêm và mô hoại tử.

Sau ba tuần đặt VAC, xét nghiệm dịch hút vùng đốt sống cổ ngực cho thấy bệnh nhân không còn nhiễm nấm, các dấu hiệu nhiễm trùng đã được kiểm soát. Ảnh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Sau ba tuần đặt VAC, xét nghiệm dịch hút vùng đốt sống cổ ngực cho thấy bệnh nhân không còn nhiễm nấm, các dấu hiệu nhiễm trùng đã được kiểm soát. Ảnh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Sau ba tuần đặt VAC, xét nghiệm dịch hút vùng đốt sống cổ ngực cho thấy bệnh nhân không còn nhiễm nấm, các dấu hiệu nhiễm trùng đã được kiểm soát. Bệnh nhân được phẫu thuật bắt lại hệ thống vít cột sống và khâu kín vết mổ.

Mười bốn ngày sau phẫu thuật, vết mổ liền hoàn toàn, không còn rỉ dịch hay biểu hiện tái nhiễm trùng. Bệnh nhân đã kiểm soát được tiểu tiện, cơ lực hai chân phục hồi dần, đạt mức 3/5. Hiện ông C. đang được tập phục hồi chức năng hai chân nhằm sớm đi lại bình thường.

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng, nguyên nhân chính gây liệt hai chi dưới là do viêm tủy cắt ngang, nhiễm nấm và nhiễm trùng vết mổ khiến hệ thống vít cột sống vùng ngực bị lỏng lẻo, dịch mủ và mô hoại tử khiến vết mổ không liền, bệnh nhân sốt liên tục, đau nhức nhiều ngày.

Sau quá trình điều trị tích cực, tình trạng nhiễm nấm, nhiễm trùng được xử lý triệt để, các vùng tổn thương đốt sống cổ ngực được phục hồi nên các vấn đề yếu liệt hai chi và mất tự chủ đại tiểu tiện cũng được cải thiện rõ rệt.

Gia đình ông N.K.C. không giấu được xúc động khi chứng kiến sự hồi phục kỳ diệu của người thân: “Từ chỗ tưởng phải ngồi một chỗ, không tự chủ được tiểu tiện, luôn cần người nhà chăm lo thì nay ông ấy đã có thể ngồi dậy, cử động chân, tự chủ trong tiểu tiện - điều mà cả nhà không dám nghĩ tới”.

Xem thêm
Cẩn trọng với thông tin ăn nhiều thịt gà có thể tăng nguy cơ ung thư

Các nhà phản biện cho rằng, cần phân biệt thịt gia cầm tươi và sản phẩm chế biến, đồng thời chỉ rõ phương pháp nấu nướng trong khảo sát.

Người tiêu dùng thông minh và nhà sản xuất thông thái

Người tiêu dùng thông minh dường như là một mỹ danh hơi khiên cưỡng, nếu cộng đồng không có hành động cần thiết để hình thành những nhà sản xuất thông thái.

Sản nghiệp riêng sa sút làm sao góp tài sản chung hôn nhân?

Sản nghiệp riêng của mỗi người luôn là một yếu tố đáng cân nhắc kỹ lưỡng, khi mong muốn có được cuộc hôn nhân thực sự xứng đôi vừa lứa.

Bệnh tim mạch không còn nguy hiểm với người hiểu biết

Bệnh tim mạch từng được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào loại nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên phạm vi toàn cầu. Thế nhưng, bây giờ, mọi thứ đang thay đổi.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

117 gian hàng kết nối tinh hoa đông y Việt Nam và quốc tế

Với 117 gian hàng là cơ hội để khách tham quan gặp gỡ chuyên gia, tìm hiểu sâu về giá trị của y học cổ truyền, khám phá giải pháp giúp sức khỏe lành mạnh.