| Hotline: 0983.970.780

Có hay không ẩn khuất mô hình bò sữa ở Hưng Yên?

Thứ Sáu 07/11/2008 , 10:30 (GMT+7)

Những gì tôi được "tai nghe, mắt thấy" ở mô hình khuyến nông bò sữa tại Hưng Yên hiện có nhiều ẩn khuất…

Mô hình khuyến nông bò sữa tại Hưng Yên có khá nhiều ẩn khuất

Nếu nhìn vào bản hợp đồng của mô hình khuyến nông bò sữa tại Hưng Yên thấy đầy đủ thủ tục hợp lý, chặt chẽ lắm nhưng những gì tôi được "tai nghe, mắt thấy" dưới cơ sở lại có nhiều ẩn khuất…

Hơi ngược với cách làm thông thường là về gặp những người trực tiếp hưởng lợi từ mô hình tôi lại tìm đến những nông dân đã bán bò sữa cho mô hình để tìm hiểu chất lượng thực sự của chúng.

Tại cánh đồng xã Đông Kết (Khoái Châu), tôi gặp anh Đỗ Trọng Dung. Anh mừng ra mặt vì vừa rồi đã bán được 3 con bò với giá khá hấp dẫn. “Vừa rồi tôi thay bò, nâng đời lên loại cao cấp F2, F3 nên phải bán loại F1 đi”. Nói rồi anh Dung dắt hai con bò F2, F3 đến cạnh con F1 để cho tôi phân biệt. Không cần con mắt chuyên môn tôi cũng thấy lũ bò này khác một trời một vực với bò F1. Con F1 đứng cạnh F2, F3 còi cọc như con bò cóc đứng cạnh con trâu.

Theo anh Dung, lũ bò nhà mình vừa bán là 2 con bò F1 và 1 con bê choai F2. Những con bò F1 có từ ngày dự án năm 2004, hồi đó gia đình anh được khuyến nông tỉnh hỗ trợ một phần để mua 3 con bò sữa, mỗi con 3 triệu đồng. Anh thú thật: “Mua bò ở tận Chương Mỹ (Hà Tây), giấy tờ có chính quyền xã bên ấy xác nhận nhưng năng suất sữa của F1 kém. Lúc đầu được cỡ 10-12 kg/ngày nhưng càng ngày càng giảm, chỉ còn 7-8 kg sữa/ngày. Sữa ít, nuôi chỉ lỗ, chán, tôi đang định bán làm bò thịt chỉ độ 7 triệu đồng/con vì nếu tính thịt cũng được chừng 90 kg thịt/con F1 bởi cân hơi chỉ khoảng trên 3 tạ. Tính là vậy nhưng bỗng nhiên có mối (người giới thiệu) dẫn dắt bảo bán bò sữa cho mô hình bên khuyến nông tỉnh”.

Bất ngờ trước những thông tin trên, tôi gặng hỏi sao dự án biết anh có bò mà đến thì nhận được câu trả lời: “Qua mối lái chỗ anh em làm ăn với nhau nên mới biết. Được bán cho dự án cũng dôi ra ít nhiều so với bán thịt. Thực tế vẫn phải có ít nhiều (cho mối lái), miễn là hai bên cùng có lợi. Tôi bán 3 con trong đó có 2 con F1 mua từ năm 2004 và 1 bê choai F2. Bán mỗi con tầm 10 triệu, 3 con ngót 30 triệu. Con bê F2 8 tháng tuổi cũng bằng tiền, thậm chí hơn tiền bò mẹ F1 ấy chứ, nó giá khoảng 13 triệu còn 2 con F1 giá chỉ trên chục triệu.

Bán cho dự án còn được thế chứ không bán cho dân giờ ai nuôi, người ta chỉ cân thịt luôn. Mình đã chán rồi thì ai nuôi làm gì? Hoạch toán một ngày cho 1 con F1 ăn mất 4 kg lương thực tức cỡ 25.000đ, cộng thêm 5.000đồng các loại nữa là cỡ 30.000đ. 10 lít sữa bán được 70.000 đồng trừ thức ăn đi còn 40.000đ chênh lệch chẳng là bao đó chưa tính đến công chăm sóc rồi khấu hao bò nữa. Công sức mình bỏ ra hàng ngày vẫn là 4 con bò như thế nhưng mình thu không bằng 2 con. Con F1 còn lại kia lượng sữa cao hơn 2 con vừa bán mà năng suất cũng chỉ 10 kg/ngày. Hồi đó tôi mua cao tiền nên chấp nhận (lỗ) để đổi đời bò chứ. Bò F2, F3 ít nhất ngày cũng được khoảng 50.000đ tiền lãi bán sữa”.

Những con bò này khi bán cũng đầy đủ các thủ tục rất chỉn chu, kể cả việc thú y đóng dấu, xã chứng nhận: “Phải ra xã làm thủ tục cẩn thận chứ bên A người ta cũng yêu cầu mình ra làm giấy tờ hợp pháp cho người ta cũng như mình ngày xưa đi mua bò chứ thế nào. Đóng dấu xác nhận bò không bệnh tật, khoẻ mạnh. Đúng là bò khoẻ mạnh, không bệnh tật gì (cười) mà chỉ có lượng sữa nó không đảm bảo cho người chăn nuôi”.

Tò mò, tôi hỏi chuyện xã có chứng nhận bán bao nhiêu tiền không? Lúc làm hợp đồng bán anh giữ một bản khuyến nông giữ một bản à? Người chủ bò lắc đầu bảo “Khuyến nông chắc giữ chứ mình không giữ đâu, xong mình giả người ta chứ giữ làm gì?”. Anh Dung không dấu nổi sự đồng cảm cho những chủ nhân tiếp theo của mấy con bò F1 nhà mình bởi cũng như anh lúc mới vào nghề, người ta bảo bò sữa cũng chỉ biết là bò sữa: “Thế nhưng mang về thực tế nó mới lè ra chất lượng. Một là nó bé bằng tí, lượng sữa nó ít. Hai là cũng cùng công chăm sóc nhưng trừ đầu, trừ cuối chẳng được là bao”.

Rời khỏi nhà ông Dung, lấy những bản thanh lý hợp đồng mua bò sữa mà Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư Hưng Yên cung cấp cho tôi khi trước ra xem. Bên bán ghi rõ ông Đỗ Trọng Dung bán 4 con bò sữa F3 với giá tổng cộng 98.880.000đồng. Cũng theo thông tin chúng tôi được biết, trong xã Đông Kết không chỉ có anh Dung mà còn có anh Đỗ Đắc Tịnh- cũng đã bán 3 con bò sữa cho Trung tâm KN- KN Hưng Yên. Tôi có đến gặp anh Tịnh và nhận được lời xác nhận bán bò nhưng anh một mực bảo bò của mình không phải là bò F1 từ dự án cũ mà là những con bò mua gom của mấy người trong vùng, bận không nuôi được gồm toàn những “con tốt, sản lượng sữa cao, F2, F3 hết”.

Xem thêm
‘Đời du mục' theo vịt chạy đồng

ĐBSCL Hễ nghe nơi nào vừa thu hoạch xong lúa trên đồng, còn trơ gốc rạ và đất đủ mềm là họ liên hệ xin 'mua đồng' để thả vịt.

Xử lý hành chính hộ dân không chấp hành tiêm vacxin đàn vật nuôi

CẦN THƠ Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Cần Thơ đề nghị, sau khi vận động, người dân không chấp hành tiêm vacxin cho vật nuôi, cần xử lý hành chính để răn đe.

Đi tìm cây chuối phấn vàng trên đất Tổ

Theo chân anh Đinh Mạnh Cường, tổ viên tổ khuyến nông xã Tân Lập, (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) tôi ngược dốc lên núi Chẹn thăm vùng chuối phấn vàng mới được khôi phục.

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

Xuất khẩu cá tra tăng vọt trước sức ép thuế quan

Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Gắn chặt quản lý rừng bền vững với giao khoán đất lâm nghiệp

Giao khoán đất lâm nghiệp từng được kỳ vọng mở ra cơ chế sử dụng đất hiệu quả, gắn người dân với rừng, nhưng sau 30 năm, tỷ lệ khoán dừng ở mức 27%.