| Hotline: 0983.970.780

Cán bộ kiểm lâm ở Huế đã có lương

Thứ Năm 24/04/2025 , 11:07 (GMT+7)

Cán bộ kiểm lâm ở TP Huế bị chậm lương 3 tháng đầu năm 2025 do vướng thủ tục hành chính, nay đã được chi trả.

Ngày 24/4, ông Lê Ngọc Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Huế cho biết, cán bộ kiểm lâm làm việc tại Hạt Kiểm lâm liên quận Thuận Hóa - Phú Xuân (TP Huế) đã có lương 3 tháng đầu năm.

Chi cục Kiểm lâm cũng đã có công văn gửi Bảo hiểm xã hội thành phố về việc tiếp tục sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, đóng chậm tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ kiểm lâm thuộc đơn vị nói trên.

Việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được tiếp nối liên tục từ ngày 1/1/2025, kèm theo quyền lợi của người lao động được đảm bảo theo quy định.

Cán bộ kiểm lâm ở TP Huế tiếp nhận động vật quý hiếm từ người dân. Ảnh: Văn Dinh.

Cán bộ kiểm lâm ở TP Huế tiếp nhận động vật quý hiếm từ người dân. Ảnh: Văn Dinh.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Huế, dù tiền lương của cán bộ, nhân viên Hạt Kiểm lâm TP Huế (cũ) được lập dự toán ngay từ đầu năm 2025, nhưng do chưa có quyết định đổi tên đơn vị từ Hạt Kiểm lâm TP Huế sang Hạt Kiểm lâm liên quận Thuận Hóa - Phú Xuân sau khi Huế sắp xếp đơn vị hành chính (ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương), nên đơn vị chưa thể gửi dự toán đến cấp trên phê duyệt, dẫn đến việc chậm chi trả lương cho cán bộ.

Đến ngày 8/4, UBND TP Huế mới ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm thành phố trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Huế. Sau đó vào ngày 16/4, Hạt Kiểm lâm liên quận Thuận Hóa - Phú Xuân mới có quyết định thành lập.

Ngay sau khi thành lập, Hạt Kiểm lâm liên quận Thuận Hóa - Phú Xuân đã lập thủ tục xin cấp mẫu dấu mới và đã có con dấu để thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, giải quyết các chứng từ thanh toán với Kho bạc Nhà nước và cơ quan liên quan.

Được biết, trước đó nhiều công chức, người lao động làm việc tại Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông (cũ) cũng bị chậm lương khi TP Huế thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, nhập huyện Nam Đông với huyện Phú Lộc (cũ). Đến nay, những cán bộ kiểm lâm này đã được chi trả các chế độ chính sách, tiền lương theo quy định.

Xem thêm
Nuôi 45 chồn hương bố mẹ, thu về 300 triệu đồng mỗi năm

QUẢNG BÌNH Với 45 con chồn hương bố mẹ sinh sản, anh Nguyễn Quốc Vượng ở Quảng Bình có nguồn thu đều đặn 300 triệu đồng mỗi năm.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

'Xe duyên' cho cặp đôi mắc ca - cà phê

Kon Tum Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mắc ca đang dần trở thành cây trồng chủ lực của huyện Đăk Tô và ngày càng được nhiều người dân mở rộng diện tích.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

PGS.TS Vũ Năng Dũng: Đất và nước đã hòa một mối

Khi Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ NN-PTNT sáp nhập, hai yếu tố đầu vào quan trọng của nông nghiệp là đất và nước đã về một mối.

Hà Tĩnh xây dựng nhóm nội dung hỗ trợ gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

Trên tinh thần chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng nhóm nội dung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU.