| Hotline: 0983.970.780

Bến Tre: Nghề làm bánh tráng, bánh phồng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Thứ Hai 12/11/2018 , 13:07 (GMT+7)

(TN&MT) - Bộ VH-TT-DL chính thức công nhận 2 nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng Mỹ Lồng và bánh phồng Sơn Đốc ở huyện Giồng Trôm (Bến Tre) là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Mỹ Lồng, Sơn Đốc là hai địa danh thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre từ lâu đã nổi tiếng với nghề bánh tráng, bánh phồng truyền thống. Theo các bậc cao niên kể, hai nghề nói trên đã xuất hiện tại địa phương khoảng 100 năm qua, điểm ngon đặc biệt của những chiếc bánh là nhờ nguyên liệu nước cốt dừa đậm đặc. Trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, làng nghề vẫn được duy trì, phát triển, góp phần quan trọng vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của địa phương.

hqdefault
Bánh tráng Mỹ Lồng nổi tiếng ở Bến Tre. Ảnh: Internet

Hiện nay, các lò bánh tráng tập trung nhiều nhất ở ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm. Ngoài loại bánh truyền thống nước cốt dừa, làng nghề còn sáng tạo ra nhiều loại bánh tráng như bánh tráng sữa và lòng đỏ trứng gà, bánh mặn lạp xưởng và tôm khô hay bánh gừng. Nhưng được khách thập phương ưa chuộng nhất vẫn là loại bánh truyền thống, phải chăng nhờ hương vị cốt dừa béo ngậy, dân dã thấm đẫm mùi vị quê hương chỉ có ở xứ sở rừng dừa.

Hàng năm vào đầu tháng 10 âm lịch, làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng sôi nổi với hoạt động sản xuất phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, thời gian hoạt động xuyên suốt trong 3 tháng

Món bánh phồng Sơn Đốc nổi tiếng bởi khi nướng, bánh nở gấp 3 - 4 lần (dân gian gọi là bánh phồng chuồi), bánh vừa thơm vừa xốp rất ngon miệng. Nếp dùng làm bánh nhất thiết phải là nếp hảo hạng, còn dừa lấy nước cốt chỉ chọn loại dừa mới khô, bàn tay khéo léo của người trở bột lúc quết đều, nhanh và liên tục cho bột nhuyễn, bánh khi nướng sẽ nổi, xốp.

Theo quy định, các di sản văn hóa phi vật thể được lập hồ sơ khoa học để đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phải có đủ các tiêu chí: có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

Xem thêm
16 tuyển thủ bóng bàn Việt Nam dự giải trẻ Đông Nam Á

16 tuyển thủ bóng bàn Việt Nam dự giải trẻ Đông Nam Á 2025 đã tập trung tại Hà Nội và lên đường dự giải vào ngày 16/4.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp thu vé tham quan

Từ ngày 12/4/2025, người dân và du khách khi vào tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cần mua vé với mức giá 40.000 đồng/người/lượt.

Hơn 520 đơn vị và 50 địa phương Việt Nam tham dự ITE HCMC 2025

Hội chợ ITE HCMC 2025 dự kiến thu hút hơn 520 đơn vị triển lãm, 50 địa phương Việt Nam và 240 người mua cao cấp từ hơn 30 quốc gia tham dự.

Khai mạc triển lãm ảnh 'Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng'

Sáng 17/3, Vùng 4 Hải quân khai mạc triển lãm ảnh nhân dịp 50 năm giải phóng Quần đảo Trường sa và 70 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam.