| Hotline: 0983.970.780

Xác lập kỷ lục Việt Nam cho 3 sản phẩm gốm Chu Đậu

Thứ Hai 09/09/2013 , 00:00 (GMT+7)

(TN&MT) - Công ty Cổ Phần Gốm Chu Đậu đã vinh dự đón nhận Bằng xác lập kỷ lục Việt Nam cho 3 sản phẩm gốm Chu Đậu.

(TN&MT) - Vừa qua, Công ty Cổ Phần Gốm Chu Đậu – đơn vị thành viên Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã vinh dự đón nhận Bằng xác lập kỷ lục Việt Nam cho 3 sản phẩm gốm Chu Đậu:
   
Chiếc đĩa gốm Chu Đậu với 1000 chữ Long viết bằng thư pháp có kích thước lớn nhất
   
  Chiếc đĩa gốm này là sản phẩm ra mắt dịp Đại lễ Nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, Chiếc đĩa gốm có đường kính lớn nhất sau khi nung là 1150mm, với kết cấu gồm xương và men. Xương được làm bằng cao lanh và đất sét, men làm bằng tro trấu (men tro) nung ở nhiệt độ 12500c. Nét đặc sắc nhất của chiếc đĩa Chu Đậu lớn nhất Việt Nam là 1.000 chữ “Long” được viết trực tiếp trên đĩa chính là 1.000 bức tranh ký họa về chân dung con người như anh bộ đội cầm súng bảo vệ Tổ quốc, anh lính hải quân với thuyền và biển, cô gái Hà Nội, con rồng bay lượn, con chim, con cá, con tôm, cây đàn, bông hoa. Trên chiếc đĩa gốm lớn nhất Việt Nam còn có các hoa văn truyền thống như hoa cúc, hoa dây là những nét đặc trưng của gốm Chu Đậu.
   
   
Chiếc bình hoa Lam Đại bằng gốm Chu Đậu có kích thước lớn nhất
   
  Chiếc lọ gốm hoa lam là một đồ gốm men Việt Nam được chế tạo từ thế kỷ 15, hiện được trưng bày tại bảo tàng Topkapisaray, thủ đô Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Bình do nghệ nhân Bùi Thị Hí người châu Nam Sách vẽ năm 1450 (Trên bình có 13 chữ Hán: Thái hoà bát niên Nam Sách Châu tượng nhân Bùi Thị Hí bút).
   
  Chiếc bình hoa Lam Đại bằng gốm Chu Đậu được phỏng chế theo bảo vật quý giá này. Đường kính lớn nhất sau khi nung của bình hoa là 860mm, chiều cao lớn nhất không kể chân (kỷ) là 1300mm, chiều cao cả chân là 1500mm. Bình có kết cấu gồm xương và men. 
   
Chiếc bình Tỳ Bà Đại bằng gốm Chu Đậu có kích thước lớn nhất
   
  Bên cạnh chiếc bình hoa Lam là chiếc bình Tỳ Bà mang tính âm, tượng trưng cho đất, cho mẹ, cho chị, là hiện thân của phụ nữ Việt Nam dịu dàng thắt đáy lưng ong. Hoạ tiết trên miệng bình là lông chim Lạc Việt thể hiện khát vọng độc lập tự do của dân tộc,và cũng là hình ảnh lá chuối, lá lúa, lá mía cách điệu. Hoạ tiết chủ đạo trên bình là tứ cảnh: Xuân – Hạ - Thu – Đông. Phần gốc của bình là họa tiết cánh sen cách điệu, thể hiện nền tảng Phật giáo và Quốc đạo của người Việt.
   
  Bình hoa lam có đường kính lớn nhất là 750mm, chiều cao nhất không có chân (kỷ) là 1550mm, chiều cao cả chân là 1780mm.
   
 Ông Nguyễn Hữu Oanh – Phó Chủ tịch Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận cho ông Nguyễn Hữu Thức – Giám Đốc công ty CP Gốm Chu Đậu
   
Tin và Ảnh: Phạm Thu Hà
   
   
  

Xem thêm
Sân Quy Nhơn mở cửa tự do 3 vòng đấu giải vô địch quốc gia

Công ty CP Thể thao MerryLand Quy Nhơn Bình Định mở cửa tự do sân Quy Nhơn 3 vòng đấu cuối giải vô địch quốc gia LPBank V.League 2024-2025 diễn ra tại Bình Định…

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp thu vé tham quan

Từ ngày 12/4/2025, người dân và du khách khi vào tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cần mua vé với mức giá 40.000 đồng/người/lượt.

36 hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển

KHÁNH HÒA Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển năm 2025 được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 7/6 - 9/7 với 36 sự kiện văn hóa, thể thao và nghệ thuật đặc sắc.

Vật liệu cũ ‘kể chuyện mới’

Vườn hoa Diên Hồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bất ngờ ‘kể chuyện mới’ với một không gian nghệ thuật đầy màu sắc, được tạo dựng hoàn toàn từ vật liệu cũ.

Bình luận mới nhất