| Hotline: 0983.970.780

Vụ mất 245 tỷ đồng: Nạn nhân nói ngân hàng "vừa ăn cướp vừa la làng"

Thứ Tư 07/03/2018 , 10:19 (GMT+7)

"Tôi không có làm ăn gì với ông Hưng và Eximbank. Tôi gửi tiền vào Eximbank vì tin tưởng ở ngân hàng này. Giờ mất tiền không trả lại cho tôi mà còn đổ thừa. Họ đúng là vừa ăn cướp vừa la làng", bà Bình bức xúc.

Liên quan đến vụ "bốc hơi" hơn 245 tỷ đồng tại Eximbank, bà Chu Thị Bình, chủ nhân số tiền này đã tiếp tục lên tiếng.

Bà Bình cho biết, bà đã nhờ 2 luật sư tư vấn, hỗ trợ mặt pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình là ông Phan Trung Hoài (Đoàn Luật sư TPHCM) và bà Đinh Ánh Tuyết (đoàn Luật sư TP Hà Nội).

Liên quan đến vụ "bốc hơi" hơn 245 tỷ đồng tại Eximbank, bà Chu Thị Bình, chủ nhân số tiền này đã tiếp tục lên tiếng.
 
Bà Chu Thị Bình khẳng định, kể từ thời điểm phát hiện vụ việc và tố cáo ra Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C44) đến nay đã gần tròn 1 năm, C44 đã làm rõ tình tiết vụ việc. Theo đó, C44 xác định, các khoản tiền bị mất là do người có chức vụ quyền hạn tại Eximbank là Lê Nguyễn Hưng, với sự giúp sức của một số nhân viên ngân hàng thực hiện. Hưng và nhân viên đã dùng giấy tờ giả mạo rút trái phép ra khỏi hệ thống Eximbank để chiếm đoạt tiền của ngân hàng này.

Luật sư Phan Trung Hoài cho biết, ngày 6/3, phía bà Bình và đại diện ngân hàng Eximbank đã có buổi làm việc nhằm tìm hướng tháo gỡ sự việc nhưng... bất thành.

Bà Bình cho biết, bà đã nhờ 2 luật sư tư vấn, hỗ trợ mặt pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình là ông Phan Trung Hoài (Đoàn Luật sư TPHCM) và bà Đinh Ánh Tuyết (đoàn Luật sư TP Hà Nội).
 
Tại buổi gặp, phía bà Bình đã nêu rõ quan điểm cũng như yêu cầu của mình đối với ngân hàng. Phía Eximbank vẫn giữ cách tiếp cận cũ là mặc dù ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng nhưng cần phải có phán quyết của toà án thì mới trả số tiền 245 tỷ đồng. Trước mắt, ngân hàng này chỉ hỗ trợ bà Bình 14,8 tỷ đồng để bà giải quyết khó khăn.

Bản dự thảo thoả thuận số tiền tạm ứng này đã bị bên bà Bình từ chối.

"Chúng tôi mong muốn ngân hàng lắng nghe ý kiến của nhiều phía, kết quả của cơ quan điều tra cung cấp bằng văn bản để có quyết định sớm nhất cho bà Bình nhằm không chỉ giảm thiểu hệ luỵ, ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu Eximbank", luật sư Hoài nói.

Bản dự thảo thoả thuận số tiền tạm ứng này đã bị bên bà Bình từ chối.
 
"Việc HĐQT và Ban điều hành Eximbank tìm cách né tránh trách nhiệm, chỉ đưa ra những giải pháp tạm ứng nhỏ giọt nhằm xoa dịu bức xúc của tôi là không phù hợp", bà Bình nói.

"Tôi kiên quyết yêu cầu HĐQT và Ban điều hành Eximbank, Eximbank chi nhánh TPHCM xem xét và quyết định thanh toán ngay cho tôi toàn bộ số tiền trên 245 tỷ đồng gốc, chưa bao gồm lãi. Ngân hàng không nên trì hoãn, kéo dài thời gian nữa", bà Bình khẳng định.

 

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Gần 400 doanh nghiệp lương thực, thực phẩm tìm cơ hội mở rộng thị trường

TP.HCM HCMC FOODEX 2025 quy tụ gần 400 doanh nghiệp trong nước và quốc tế, trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến sâu, gia vị, phụ gia, công nghệ chế biến...

Khai báo hàng tháng rất quan trọng khi đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp

HÀ NỘI Trong thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải đến khai báo hàng tháng theo lịch hẹn ghi trên quyết định hưởng.

Agribank ưu đãi tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Agribank đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.