Tại các huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nghi Sơn, Quảng Xương đang tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo hướng công nghệ cao, trong nhà màng, nhà lưới khoảng 220ha; năng suất đạt từ 30-50 tấn/ha/vụ và có thể nuôi 3 vụ/năm. |
Phỏng vấn ông Lê Minh Lương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Biển đảo và Thủy sản: Nuôi tôm trong nhà màng, nhà lưới phát triển ở các huyện ven biển, năm 2024 diện tích là 220ha, dự kiến năm 2025 đạt 250ha. Hiệu quả rõ rệt hơn nuôi quảng canh. Năng suất bình quân 100 tấn/ha/năm. |
Nuôi tôm hướng công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới đòi hỏi kĩ thuật tỉ mỉ. Từ việc xử lý nước trước khi thả nuôi để tôm giống phát triển an toàn, khỏe mạnh. Đến việc chọn giống sạch bệnh, kích thước đồng đều, mật độ thả từ 100 đến 200 con/m2 và thả nuôi vào thời điểm chiều khi nhiệt độ trong ao mát từ 20 đến 25℃. Quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi tôm, điều tiết độ trong, độ mặn từ 10 đến 25 phần nghìn. Để đạt hiệu quả nuôi, bà con cũng phải nắm được kỹ thuật, giám sát và phát hiện tôm bị bệnh để kịp thời xử lý. |
Phỏng vấn ông Lê Minh Lương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Biển đảo và Thủy sản: Các chủ hộ nuôi đã áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật cụ thể là công nghệ Biofloc là một phương pháp nuôi tôm hiện đại và bền vững, sử dụng các hệ thống quản lý môi trường nước chủ động, tuần hoàn, ít tác động đến môi trường khi thải nước sau khi nuôi ra môi trường. |
Mô hình nuôi tôm công nghệ grofarm pro của anh Nguyễn Duy Linh, thôn Sơn Trang, xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa có diện tích 13ha, với 20 ao nuôi, 8 ao chứa nước. Diện tích này trước đây các hộ nuôi quảng canh, hiệu quả kinh tế thấp. Anh Linh đã đầu tư cải tạo, xây dựng hệ thống nuôi nhà màng được 2 năm. Việc chuyển đổi nuôi siêu thâm canh trong nhà màng, có ưu thế hơn hẳn so với nuôi ngoài trời nhờ việc xử lý nguồn nước, khống chế được yếu tố bất lợi của thời tiết, giảm thiểu dịch bệnh, đảm bảo khâu thu gom chất thải. |
Phỏng vấn anh Ngô Thọ Duy, phụ trách kĩ thuật mô hình nuôi tôm công nghệ grofarm pro Nguyễn Duy Linh: Nhận thấy tiềm năng nuôi tôm trong nhà màng, chúng tôi đã làm các thủ tục thuê đất, tiến hành xây dựng và đã nuôi được 2 năm nay. Nuôi tôm trong nhà màng giúp che mưa, che nắng tốt hơn tránh được rủi ro thời tiết, quản lý được lượng thức ăn tốt hơn, xi phông được ở đáy ao sạch, hạn chế dịch bệnh. Hàng năm nếu thuận lợi sản lượng là 150 tấn/ha. |
Phỏng vấn Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Hoằng Hóa (đánh giá mô hình nuôi tôm cho hiệu quả kinh tế) |
Trước lợi ích của việc nuôi siêu thâm canh trong nhà màng, các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa cần có cơ chế khuyến khích chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả. Đồng thời cần quan trắc chất lượng nước ở các sông thường xuyên, để cảnh báo cho các vùng nuôi tôm tập trung ven biển, tránh được rủi ro do nguồn nước ô nhiễm. Được biết, tỉnh Thanh Hóa có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 19.200ha, trong đó có 4.100ha nuôi tôm. Sản lượng năm 2024 ước đạt 13.500 tấn. Hiện nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao phát triển mạnh đã mang lại thu nhập cao cho người dân. |