Xuất khẩu hàng chục nghìn tấn cà phê decaf với giá cao

Sơn Trang - Minh Sáng - Thứ Tư, 30/10/2024 , 13:15 (GMT+7)

Ngoài cà phê nhân thông thường, trong niên vụ vừa qua, cà phê nhân đã khử cafein (cà phê decaf) của Việt Nam cũng được xuất khẩu nhiều với giá cao.

Một số sản phẩm cà phê nhân của Nhà máy Nestlé Trị An, trong đó có cà phê decaf. Ảnh: Sơn Trang.

Nestlé Trị An (Biên Hòa, Đồng Nai) là một trong những nhà máy đang sản xuất hầu hết các dòng sản phẩm cà phê của NESCAFÉ. Ông Trương Hoàng Phương, Giám đốc Nhà máy Nestlé Trị An, chia sẻ, ngoài tiêu thụ ở Việt Nam, các sản phẩm cà phê của nhà máy đang được xuất khẩu tới 29 thị trường tại tất cả các châu lục có người sinh sống, trong đó có những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Tây Ban Nha…

Cũng theo ông Trương Hoàng Phương, Nhà máy Nestlé Trị An đang là nhà máy duy nhất của Nestlé sản xuất sản phẩm cà phê decaf. Sản phẩm này đang được xuất khẩu tới 13 thị trường, gồm cả những thị trường khó tính. Từ đầu năm đến đầu tháng 9 năm nay, Nhà máy Nestlé Trị An đã sản xuất được gần 26 nghìn tấn cà phê decaf.

Đặc biệt, khi sản xuất cà phê decaf, Nhả máy Nestlé Trị An còn thu được bột cafein nguyên chất. Loại bột này được ví như vàng vì có giá rất cao, từ 30 - 40 USD/kg. Sở dĩ bột cafein có giá cao như vậy vì được sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm, nước tăng lực, thực phẩm chức năng …

Thị trường cà phê decaf toàn cầu đang có xu hướng tăng trưởng khi số người tiêu dùng nhạy cảm với caffein ngày càng tăng lên. Đồng thời, nhận thức về lợi ích đối với sức khỏe của cà phê không chứa cafein, các sản phẩm kiểm soát cafein, đang dần trở nên phổ biến hơn. Đây là những điều kiện thuận lợi để thị trường cà phê decaf phát triển trên toàn cầu.

Theo tạp chí Market Research Future, quy mô thị trường cà phê decaf toàn cầu năm 2023 đã lên tới 20 tỷ USD. Dự báo trong giai đoạn 2023 - 2030, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR - Compound Annual Growth Rate) của thị trường cà phê decaf là 4 - 4,5%, qua đó đưa quy mô thị trường lên hơn 26 tỷ USD vào năm 2030.

Còn theo tạp chí Maximize Market Research, thị trường cà phê decaf toàn cầu ước đạt giá trị 15,3 tỷ USD vào năm 2022. Trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2030, thị trường cà phê decaf được dự đoán sẽ tăng với tốc độ đáng kể, với tốc độ CAGR là 6,7%. Theo dự kiến của Maximize Market Research, thị trường này có thể đạt 22,58 tỷ USD vào năm 2029.

Bột cafein mà Nhà máy Nestlé Trị An thu hồi được trong quá trình sản xuất cà phê decaf. Ảnh: Sơn Trang.

Những con số ước tính và dự báo tuy có khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là quy mô thị trường cà phê decaf toàn cầu hiện không nhỏ và đang có xu hướng tăng trưởng.

Nắm bắt nhu cầu thị trường với cà phê decaf, trong thời gian qua, đã có những nhà máy chế biến cà phê Việt Nam đầu tư máy móc, thiết bị để sản xuất và xuất khẩu cà phê decaf, qua đó từng bước đưa cà phê decaf trở thành một trong những mặt hàng cà phê nhân xuất khẩu chính hiện nay.

Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), cà phê decaf hiện đã nằm trong nhóm 3 loại cà phê nhân xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong niên vụ 2023 - 2024, xuất khẩu cà phê decaf đạt 37 nghìn tấn, trị giá 172 triệu USD. Với kim ngạch xuất khẩu này, cà phê decaf đứng thứ 3 trong nhóm cà phê nhân sau cà phê nhân Robusta (1,2 triệu tấn, trị giá 4 tỷ USD) và cà phê nhân Arabica (53 nghìn tấn, trị giá 212 triệu USD).

Trong nhóm cà phê nhân xuất khẩu niên vụ 2023 - 2024, giá xuất khẩu cà phê decaf là cao nhất với mức bình quân 4.695 USD/tấn, cao hơn khá nhiều so với cà phê nhân Arabica (bình quân 4.004 USD/tấn) và cà phê nhân Robusta (3.298 USD/tấn). Còn tính chung tất cả các loại cà phê xuất khẩu, giá cà phê decaf đứng thứ 2 sau cà phê chế biến (7.616 USD/tấn).

Tại thị trường Việt Nam, cà phê decaf cũng đang đón nhận sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng, nhất là qua các sàn thương mại điện tử. Theo nền tảng phân tích số liệu thị trường Metric, hiện có khoảng 85 nhà cung cấp cà phê decaf trên các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam, trong đó, tập trung chủ yếu trên các sàn Shopee, Lazada và Tiki.

Sơn Trang - Minh Sáng
Tin khác
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Sự kiện