Vui buồn chuyện nghề nông ở Mỹ thời nCoV

Hà Dương - Thứ Bảy, 16/05/2020 , 12:16 (GMT+7)

Đại dịch coronavirus vẫn đang tiếp tục gây thiệt hại lớn cho nông dân Mỹ nhưng ở một khía cạnh khác nó đã đem lại một trải nghiệm tích cực cho cộng đồng.

Cô Deena Miller bê khay rau tự trồng trong những ngày đại dịch COVID-19. Ảnh: Yubanet

Trong những tuần gần đây, lượng đơn đặt hàng tìm mua hạt giống trên toàn quốc đã tăng vọt khiến các nhà cung cấp ở khắp Bắc Mỹ trở tay không kịp khi ngày càng có nhiều người muốn trải nghiệm làm vườn tại nhà.

David Benson, người quản lý hợp tác xã BriarPatch ở Grass Valley, bang California- doanh nghiệp theo đuổi mô hình nông nghiệp hiện đại cho biết, để đáp ứng được một phần các đơn hàng họ đã phải phối hợp với bốn nguồn cung ngoài hệ thống ở địa phương để gom hạt giống rau và hoa các loại cung cấp cho cộng đồng.

“Chúng tôi đang chứng kiến một sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu được trồng rau xanh và hoa từ các gia đình, bạn bè và cộng đồng dân cư. Thông thường vào thời điểm này mọi năm thì người dân cũng hay trồng cây cối trong vườn nhà nhưng năm nay có vẻ như mọi thứ đều tăng gấp đôi do đại dịch Covid-19 khiến nhiều người phải ở nhà không thể di chuyển”, cô Deena Miller, một người làm vườn cho biết.

Theo chủ trang trại Sweet Roots, kể từ khi dịch bệnh bùng phát thì người dân Mỹ đã nảy ra phong trào tự trồng rau xanh như là một thú vui có thưởng để phục vụ bữa ăn gia đình. Do vậy nhiều loại hạt giống rau như bông cải xanh, húng quế, đậu, củ cải, cần tây, tỏi tây, rau diếp, đậu Hà Lan, atisô, cà tím, cà chua, dưa chuột, xạ hương, bí ngô, thảo dược chế biến món ăn và hạt giống hoa đều bất ngờ tăng mạnh.

“Xét ở góc độ an ninh lương thực, đây là một cách giáo dục rất tốt cho trẻ em hiểu biết được nguồn gốc thực phẩm đến từ đâu và hơn nữa nó còn giúp mọi người thực hành một lối sống bình tĩnh và tích cực trong những ngày phải ở nhà. Làm vườn cho chúng ta rất nhiều lợi ích về cả thể chất lẫn tâm lý. Bằng chứng là có rất nhiều gia đình đã có thể ‘tự sản tự tiêu’ khi được tận hưởng thành quả của mình bằng các loại rau xanh, thậm chí là cả trứng và thịt. Không những thế việc này cũng khiến cho cộng đồng địa phương đa sắc màu hơn”, cô Miller cho hay.

Nhu cầu trồng rau xanh và hoa tại gia tăng mạnh ở khắp các đô thị từ châu Âu đến Mỹ thời đại dịch coronavirus. Ảnh: Alamy

Trong khi đó, những ngày này hai bác nông dân Aleta và Ken Barrett ở bang Nevada vẫn đang theo dõi đại dịch một cách hết sức sát sao và chờ mong ngôi chợ nông sản ở địa phương nhanh chóng hoạt động trở lại.

“Chúng tôi rất lo lắng khi nhiều mặt hàng nông sản của nông dân làm ra không có thị trường tiêu thụ khi chuỗi sản xuất- chế biến- tiêu dùng đã bị gián đoạn một thời gian dài vì dịch bệnh hoành hành khiến tất cả đều bị đóng cửa”, ông Barrett nói.

Theo ông Barrett, việc chia sẻ, hỗ trợ với người nông dân lúc này là cần thiết bởi trên thực tế mọi thứ đều đảo lộn rất nhanh chỉ trong một vài tuần lễ. Tuy nhiên, ông Berrett cũng hy vọng, sự kiên nhẫn sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả.

Hà Dương
Tin khác
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.