Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long qua một cuộc thi rộn ràng

Tuy Hòa - Thứ Bảy, 09/12/2023 , 16:25 (GMT+7)

Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long vừa khép lại một cuộc thi khá thành công, với giải nhất thuộc về tác phẩm ‘Bến lở’ của tác giả Nguyễn Thảo Nguyên.

Tác giả Nguyễn Thảo Nguyên (giữa) đoạt giải nhất với truyện ngắn "Bến lở".

Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều tín hiệu mới! Đó là nhận định chung của giới cầm bút về cuộc thi “Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 2023” do Hội Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre đăng cai.

Thời gian nhận bài kéo dài 6 tháng, từ đầu tháng 3/2023 đến cuối tháng 8/2023, tổng cộng có 133 tác phẩm tham gia cuộc thi “Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 2023”. Đây là sân chơi dành cho các tác giả chuyên và không chuyên đang cư ngụ tại khu vực miền Tây Nam bộ, nên chủ đề được ban tổ chức đưa ra bám lấy tiêu chí quan trọng “Phản ánh đa dạng, phong phú về sinh hoạt, đời sống người dân xưa và nay với những nét đặc thù về truyền thống yêu nước, văn hóa, tâm linh của cộng đồng cư dân cuối nguồn sông Mê Kông”.

Các tác phẩm dự thi đều được giấu tên tác giả và công bố trên phương tiện truyền thông với mã số riêng. Ban chung khảo gồm nhà văn Bích Ngân, nhà văn Vũ Hồng và nhà văn Lê Đình Trường đã cầm cân nảy mực theo nguyên tắc chung là chấm riêng từng tác phẩm. Cho nên, chấp nhận cả trường hợp hy hữu là một tác giả đoạt hai giải.

Kết quả, giải nhất trao cho truyện ngắn “Bến lở” của Nguyễn Thảo Nguyên. Giải nhì trao cho truyện ngắn “Đàn bà quê” của Nguyễn Thị Ngọc Lệ và truyện ngắn “Ngày tháng sau lưng” của Phạm Quốc Rin.

Có 3 giải ba, nhưng tác giả Đào Ngọc Vinh được hai phần với truyện ngắn “Sau cơn mưa chiều” và truyện ngắn “Nắng trong gió chiều”. Một giải ba còn lại thuộc về truyện ngắn “Ông Hai Khôi” của Vương Đình Khang.

Trong các truyện ngắn được giải khuyến khích, có sự xuất hiện của một số cây bút trẻ triển vọng ở miền Tây Nam bộ, như Võ Đăng Khoa hoặc Nguyễn Chí Ngoan

Theo ban giám khảo, có thể nhận thấy, sự thay đổi văn chương đồng bằng sông Cửu Long hiện nay qua các tác phẩm dự thi lần này. Đó là phản tỉnh về sự ngợi ca, vì lẽ, xã hội bon chen quay cuồng theo nền kinh tế thị trường, tình người, đối nhân xử thế ngày càng biến đổi. Để rồi người đọc bâng khuâng tiếc nuối một thời nghèo khó, điện đóm chưa về đến thôn làng, giao thông đường bộ trắc trở, mà tình nghĩa xóm làng thì chan hòa, nồng ấm.

Từ thực trạng xã hội đương đại, truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long trong cuộc thi này, phải chăng đã trở mình? Các tác giả nói về, nghiền ngẫm về chuyện đời, tình đời. Nhân vật cán bộ nhà nước hiếm thấy trong tác phẩm của họ. Thay vào đó là những nông dân, thị dân trong cuộc đời thường. Tính nhân văn tràn đầy trong những tác phẩm súc tích, cô đọng. Theo đó là nghệ thuật diễn đạt bằng ngôn ngữ đặc trưng Nam bộ tài tình, mới mẻ, giản dị và rất đa dạng...

Nhiều tác giả trẻ đoạt giải khuyến khích cuộc thi Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 2023.

Cuộc thi “Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 2023” đã khép lại. Sự thành công nhất định là điều ai cũng nhận ra. Và quy luật chung, mọi vinh quang của cuộc thi đều được tác giả đoạt giải nhất mang theo hết. Vậy truyện ngắn “Bến lở” của Nguyễn Thảo Nguyên có gì đáng nhớ?

Tác giả Nguyễn Thảo Nguyên đã nghỉ hưu, sau nhiều năm giảng dạy ở Trường Cao đẳng Sư phạm Bến Tre. Tác giả Nguyễn Thảo Nguyên được kết nạp Hội Nhà văn Việt Nam năm 2020.

Truyện ngắn “Bến lở” là chuyện tình buồn trong chuyện đời buồn “đất lở từ lâu đã không còn là chuyện mới mẻ của xứ này”. Hai người đàn bà Liên và Phấn có số phận khác nhau, đã cùng có con với một người đàn ông ở hoàn cảnh khác nhau.

Tâm trạng của Liên được tác giả Nguyễn Thảo Nguyên miêu tả: “Kể cũng lạ - chị nghĩ - thời trẻ trung xuôi ngược thương hồ tiếp xúc biết bao trai tráng, trong đó có những người ngỏ lời muốn được sống lâu dài cùng chị nhưng đều không gây ở chị sự rung động nào. Đến khi vào tuổi lỡ thì, chị đâu ngờ rằng mong muốn được bày tỏ, được thể hiện cảm xúc, được gắn bó lâu dài với người mình thương thường khi ùa về trong khát khao cháy bỏng.

Và rồi chị đã yêu. Đó là người thường vì công việc đến bến ghe để qua sông, thỉnh thoảng ghé tiệm của chị mua bao thuốc lá hay ít đồ dùng cá nhân. Nhưng thật trớ trêu bởi anh đã có vợ con. Chị cố chôn vùi tình yêu đầu đời đó của mình nhưng không hiểu sao lòng vẫn xao động khi tiếp xúc với anh”.

Còn tâm trạng của Phấn được tác giả Nguyễn Thảo Nguyên khắc họa: “Chị biết trẻ con không có lỗi nhưng sao cứ thấy khó chịu khi nhìn thằng Hòa chơi đùa cùng con trai mình, dù chuyện trôi qua đã nhiều năm. Hôm ấy chồng chị nói lên tỉnh họp bạn thời học phổ thông, đến tối muộn vẫn chưa về. Điện thoại nhiều cuộc anh không bắt máy, chị linh cảm có điều bất an nên để thằng Phi lúc ấy chưa đầy hai tuổi cho bà ngoại nó trông chừng với ý định lội dần ra bến ghe nghe ngóng. Dì Tư ngăn cản vì ngoài trời có mưa mà con gái lại đang mang thai nhưng chị quyết đi để rồi bị trượt chân dọc đường. Nhưng bất hạnh đến với chị không chỉ thế.

Trong khi chị đau buồn vì phải mất đi đứa con trong bụng do cú trượt chân tai hại ấy, thì cũng đêm đó chồng chị đang trên giường cùng người phụ nữ khác. Chị biết điều này từ thú nhận của anh chỉ hai năm sau, trước khi anh mất do bệnh. Anh xin chị tha lỗi vì đã có con với người phụ nữ đó và mong muốn sau này thằng Phi nhìn nhận em của nó”.

Cuốn sách tuyển chọn từ cuộc thi Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 2023.

Tìm được một “trạng nguyên” như “Đất lở” cho cuộc thi “Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 2023”, có lẽ cũng đủ để ban giám khảo hài lòng. Cụ thể hơn, nhà văn Lê Đình Trường đại diện ban giám khảo, nhấn mạnh: Truyện ngắn là một thể loại văn chương đầy thách thức mà cũng đầy cám dỗ đối với người viết thể loại văn xuôi. Cho nên, có người cho rằng, khi nhà văn ngồi trước trang giấy tức là anh ta đang đối diện với pháp trường trắng. Thiết nghĩ, những trang văn của cuộc thi truyện ngắn lần này, có những truyện thật đằm sâu, vời vợi không khí của miền Tây Nam bộ. Thế giới truyện ngắn họ thật hấp dẫn, thú vị. Dư vị tác phẩm đọng trong lòng người đọc rất lâu.

Tuy Hòa
Tin khác
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở

Ở ngoài có bao nhiêu việc đáng nói, ở trong lòng tôi có bao nhiêu điều đáng viết ra, mà không nói, không viết nó lên giấy để cho nó như đã thành một thứ men rượu trong người thế này thì chịu sao được nổi nữa!

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc

Kể lại những chuyện thiệt mình của nhà báo chúng tôi thì nhiều lắm, bằng chép bộ Bách khoa từ điển hay bộ Sử ký Tư Mã Thiên cũng nên...

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo

Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng trích đăng hồi ức nghề báo của Nhà báo lão thành Phùng Bảo Thạch thay lời tri ân đến nhiều thế hệ làm báo nước ta.

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ
‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ là nhà cải cách lớn, góp phần khơi gợi tư tưởng canh tân và khai hóa vào giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam.

‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut
‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut

‘Em bé Napalm’ là bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, sau nửa thế kỷ lại xôn xao dư luận về câu chuyện bản quyền liên quan đến tác giả Nick Ut.

Viết về Bác như cuộc đời đã chọn
Viết về Bác như cuộc đời đã chọn

Nguyễn Hưng Hải là trường hợp đặc biệt trong số các nhà văn, nhà thơ dành cả cuộc đời, phần lớn thi nghiệp theo đuổi đề tài về Bác Hồ.

100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi

Nhắc đến Đoàn Giỏi là nhắc đến 'Đất rừng phương Nam'. Thế nhưng, nhà văn của Nam Bộ ấy còn được công chúng yêu mến bởi rất nhiều những tác phẩm bất hủ khác.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân