Tuyển tập truyện ngắn như một cuộc điểm danh tác giả mới

Tuy Hòa - Thứ Ba, 03/10/2023 , 11:08 (GMT+7)

Tuyển tập truyện ngắn do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập Công ty sách Sbooks, đã hé lộ nhiều gương mặt văn chương mới.

Tuyển tập "Truyện ngắn đặc sắc 2023".

Tuyển tập truyện ngắn được xem như dự án phối hợp giữa Nhà xuất bản Văn Học và Công ty sách Sbooks, nhằm phát hiện và cổ vũ những tìm tòi ở thể loại văn chương phổ biến này. Cái tên gọi “Truyện ngắn đặc sắc” nghe hơi gióng trống khua chiêng có vẻ kiêu ngạo. Lẽ ra, chỉ nên tạm thời hài lòng với tên gọi “Truyện ngắn chọn lọc”, còn mức độ “đặc sắc” ra sao thì để thời gian và công chúng quyết định. 

Tuyển tập truyện ngắn phát hành đánh dấu hành trình 5 năm của Sbooks khá đầy đặn và sinh động. Người trực tiếp thực hiện tuyển tập truyện ngắn là biên tập viên Đặng Hà chia sẻ: “Tôi mong đây sẽ là một dấu ấn đặc biệt. Trước tiên là bởi cuốn sách này được chuẩn bị suốt 1 năm trời để ra mắt vào đúng dịp kỷ niệm Sbooks 5 năm thành lập. Tiếp đó là từ ý nghĩa của những tác phẩm mà chúng tôi tìm kiếm, tuyển chọn.

Năm 2023 có thể coi là một năm phục hồi sau dịch bệnh Covid-19, nhưng cũng là năm mà người ta cảm nhận sâu sắc hơn những nỗi đau. Cuộc sống giờ đi nhanh quá, lãng quên gần trở thành một bản năng, một thói quen. Đến khi giật mình nhớ lại, người ta mới thảng thốt thấy mình bỏ lỡ bao giá trị tốt đẹp, bao tình yêu của người thân…

Như lúc đọc “Lúa dự”, tôi lặng người một lúc bởi con chữ của tác giả Vũ Thanh Lịch: “Cây rơm lúa dự vừa thơm vừa mặn vừa đắng, chơ vơ như giọt nước đóng bánh trên khóe mắt người già”. Bởi vậy, cuốn sách chính là niềm thương nỗi nhớ, là cái níu sống chậm dành tặng độc giả”.

Ở “Lúa dự” của nhà văn Vũ Thanh Lịch có hương thơm của ngọn lúa quê ấp ủ qua bao đời. Ánh mắt của người mẹ ánh lên tia hy vọng khi thấy con dâu chạm vào cái bếp tro trấu của bà, cái bếp bà yêu mà chị đã bao lần thấy nó nhơ nhuốc. Rồi tia sáng ấy lặng xuống, lặng ra được giọt nước mắt khi nghĩ đến bát cơm lúa dự cứ thế bị những đứa con gạt dần ra khỏi cuộc đời xót xa của bà.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, khi đọc truyện ngắn “Chợ ký ức” của nhà văn Trần Thị Tú Ngọc, đã nhận định: "Một đời sống chứa đựng nỗi đau buồn và những vẻ đẹp trào nước mắt”.

Bước vào không gian truyện ngắn “Chợ ký ức” của nhà văn Trần Thị Tú Ngọc, độc giả bắt gặp một bà lão đan suốt cả năm trời chiếc khăn len xám xịt, một ông lão tóc chớm bạc đeo chiếc gùi vượt những phiến đá để mang cuộn dây mây xuống chợ. Phiên chợ ấy họp muộn, vào một buổi của mỗi năm, những bước chân rì rào lướt qua những gian hàng, những cái ngó đầu, những ánh mắt thất vọng. Thì ra người ta đi chợ chẳng phải để thực mua bán một món hàng, người ta đang đợi, đang tìm ký ức. Cái quá vãng đã chạy xa tít như một con trâu già bứt thừng chạy đi. Con trâu ấy có quay về thì chẳng còn ai nhận ra nữa, nó thành con trâu già và những người tìm nó cũng già mất rồi. Ngôi nhà cũ chỉ còn là bóng hình bên dòng sông niệm tưởng.

Biên tập viên Đặng Hà trực tiếp tuyển chọn "Truyện ngắn đặc sắc 2023".

Tương tự, truyện ngắn “Di nguyện” của nhà văn Phan Ngọc Chính cảnh tỉnh hiện thực giáo dục, một thế hệ được đào tạo bằng nguyên tắc thành tích, những bộ não được thiết lập sẵn chương trình mà không cần tư duy, không cần học, không cần thực hành. Người lính già trong “Di nguyện” bị cuốn vào cái guồng xoáy ấy, loay hoay để thoát ra nhưng vẫn chật vật giữa mớ lùng nhùng. Chỉ đến khi xa lạc cõi người, ông mới được tự tại, mới được mong về lại với cái tên cái tuổi của mình, chân chính như một cựu binh.

Còn truyện ngắn “Luân xa” của nhà văn Tống Phước Bảo dùng dằng những nỗi đau cứ gieo vào những phận người. Nỗi đau như cơn lũ tràn qua cái miệt ấy, thổi tiếng hát của cô đào mỗi đêm muộn “Nước rằm chảy thấu Nam Vang. Mù u chín rụng sao chàng bặt tăm”. Cái xứ cơ cầu, người ta đi, là đi mãi.

Tuyển tập “Truyện ngắn đặc sắc 2023” như một dấu lặng, dấu lặng sau tất cả hành trình, sau tất cả vội vã, một tiếng vọng an ủi những tâm hồn lạc lõng, một vùng nhớ cho những ai đang vô tình đánh rơi ký ức, cho những phận người lãng đãng bỏ quên đi nếp truyền thống, cô đơn trong dòng chảy cuồn cuộn của nhịp điệu hiện đại hóa.

“Truyện ngắn đặc sắc 2023” quy tụ những tác giả đình đám trên văn đàn như Võ Thị Xuân Hà, Y Ban, Bích Ngân, Nguyễn Ngọc Tư, Vũ Thanh Lịch, Tống Ngọc Hân, Trầm Hương cùng với một lứa tác giả mới như Nguyễn Thị Kim Hòa, Trần Thị Tú Ngọc, Lữ Mai, Lê Vi Thủy, Kiều Duy Khánh, Nguyễn Luân... Chính sự kết hợp mang tính kế thừa thế hệ sáng tác, làm cho tuyển tập truyện ngắn được đa dạng về phong cách và đề tài.

Một số truyện ngắn đáng đọc như “Cơn gió nghiêng”, “Một thế giới khác”, “Ráng chiều đỏ”, “Giữa vật chất này”, “Khuy áo đỏ”, “Hương thôn dã”, “Đá huyết rồng”, “Tấm liễn gia tộc”...

Tuy Hòa
Tin khác
Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình
Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình

Nhà thơ Nguyễn Duy thực hiện chuyến đọc thơ xuyên Việt chủ đề ‘Tìm thân nhân’ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, với chương trình đầu tiên tại TP.HCM sáng 20/4.

Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương
Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là cây bút truyện ngắn xuất sắc, mà ông còn dành nhiều tâm tư trong các tiểu luận về vai trò nhà văn và công nghệ văn chương.

Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn
Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn

Nguyễn Huy Thiệp vẽ gốm và những tác phẩm gốm lấy cảm hứng từ tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, được hội ngộ tại triển lãm ‘Gốm Thiệp’ ở Hà Nội.

Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay

Trịnh Công Sơn trong chiến tranh và trong hòa bình, đều ngợi ca sức sống bất tận của làng quê Việt Nam, mà thời gian càng lùi xa càng thấy đáng trân trọng.

Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ
Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ

Một địa danh gắn bó với tuổi thơ và gia đình, dẫu đổi thay ra sao, vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong hành trình buồn vui của mỗi con người.

Bên trong Thái y viện triều Nguyễn
Bên trong Thái y viện triều Nguyễn

Những ai từng học nghề thuốc và hành nghề thầy lang giỏi, bất kể nguồn gốc xã hội đều có thể sát hạch vào Thái y viện. Cứ 2 năm triều Nguyễn lại định kỳ kiểm tra chất lượng và năng lực của các y quan.

Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 tâm sự bạc đầu nhớ má
Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 tâm sự bạc đầu nhớ má

Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 ra mắt cuốn sách mới có tên gọi 'Bạc đầu nhớ má' ghi lại kỷ niệm về những vùng đất đi qua, những con người tương phùng.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lắng nghe tiếng gọi chân trời
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lắng nghe tiếng gọi chân trời

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa ra mắt cuốn sách ‘Tiếng gọi chân trời’ viết về những cuộc đi về nhân gian, qua góc nhìn đa cảm của một phụ nữ.

Phi công Hồ Duy Hùng trong miền hồi ức ‘gãy cánh điệp viên’
Phi công Hồ Duy Hùng trong miền hồi ức ‘gãy cánh điệp viên’

Phi công Hồ Duy Hùng từng gây chấn động dư luận quốc tế với vụ cướp trực thăng của Không quân Việt Nam Cộng hòa, vừa xuất bản tự truyện ‘Gãy cánh điệp viên’.

Trí tuệ nhân tạo sẽ mở ra mô hình giáo dục siêu việt?
Trí tuệ nhân tạo sẽ mở ra mô hình giáo dục siêu việt?

Trí tuệ nhân tạo đang làm cả thế giới phải tư duy lại tương lai, và không phải ngẫu nhiên khi có người đã hình dung mô hình trường lớp với những giáo sư robot.

Biểu tượng thờ cúng của người Việt qua góc nhìn học giả Pháp
Biểu tượng thờ cúng của người Việt qua góc nhìn học giả Pháp

Biểu tượng thờ cúng của người Việt rất đa dạng và ẩn chứa nhiều ý nghĩa tâm linh, được học giả Pháp Gustave Dumoutier biên soạn thành cuốn sách công phu.

Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh
Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh

Thành hoàng làng Đông La ở Thanh Miện, Hải Dương trở thành biểu tượng văn hóa và lịch sử trong diễn ca ‘Ngọc phả thành hoàng’ của nhà thơ Nguyễn Ngọc Thu.

Sự kiện