Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và những cuộc trôi không vô hình

Tuy Hòa - Thứ Sáu, 10/11/2023 , 18:34 (GMT+7)

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục chinh phục độc giả bằng tác phẩm ‘Trôi’ gồm 13 truyện ngắn mang đậm phong vị sông nước Cửu Long, gói ghém trong 150 trang sách.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sau hai thập niên cầm bút, vẫn giữ vị trí một tác giả ăn khách. Vùng đất văn học để nhà văn Nguyễn Ngọc Tư phát huy sở trường vẫn là cuộc sống miền Tây Nam bộ. Không chỉ nhìn thấy những “cánh đồng bất tận”, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư còn nhận ra “chẳng cuộc trôi nào là vô tình hết, bản thân sự nổi trôi là thông điệp, tín hiệu, thư mời của chân trời”.

Những số phận trên sông nước Cửu Long tiếp tục được nhà văn Nguyễn Ngọc Tư giải mã trong tập truyện ngắn “Trôi”, vừa được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Họ nổi trôi, nhưng mắc kẹt lại đâu đó, cùng lúc. Họ tháo nhưng cũng là buộc. Họ tìm kiếm tự do, buông mình khỏi những nơi chốn, khỏi hiện thực nghiệt ngã, khỏi những vui buồn, nhưng làm sao mà thoát khỏi vòng vây của chân trời. 

Với tập truyện ngắn “Trôi”, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư bằng tài năng kể chuyện của mình, đã mở ra một thế giới bất định với những con người cố níu lấy thứ gì đó, đồng thời cũng muốn thoát khỏi nó, trong hành trình trôi nổi dường như vô tận của mình.

Trôi theo dòng đời, cũng như trôi theo định mệnh: “Em thà trôi một mình. Nhưng những gì còn sót lại của một cù lao phân rã chẳng là bao. Vài ba mái nhà lấp ló trên mặt nước, một vài cái lu, những rẻo đất đủ rộng cho một người ngồi thì cũng có, lại trôi đờ đẫn đằng xa. Mãi mới có mảnh đất trôi gần, đúng lúc nó rùng mình nứt làm hai.

Trong mê lộ của nước, mình chẳng biết trôi được đến đâu. Không bãi bờ gì để định vị. Ngó đâu cũng chỉ thấy nước và bọt nước, cùng những vật chất nổi nênh”.

Một trạng thái tương tự “trôi” là sự “rơi” cũng được nhà văn Nguyễn Ngọc Tư biện luận: “Nhận ra cùng một vật nhưng không cuộc rơi nào có tiếng động giống nhau, vòng sóng cũng khác biệt, cả cách nước bắn lên. Không khí, và nước luôn niềm nở, chắc bởi dễ rách dễ lành, vậy nên chúng bao dung, vừa khít với hết thảy, đất không vậy, nó luôn ở thế cự tuyệt từ đầu, những thứ rơi vào nó luôn bị nảy lên, như một cú ném trả thô lỗ trước khi buộc lòng nhận lấy. Nhận ra rơi tự do chỉ là một cách gọi thôi, trọng lực ràng buộc hết, chẳng tự do nào tồn tại giữa đây và kia”.

Tập truyện ngắn "Trôi" vừa phát hành của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Độc giả dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm nơi mỗi nhân vật trong tập truyện ngắn “Trôi”, như thể họ là từng phần trong mỗi con người chúng ta. Và con người ấy, được mô tả như vật thể lang thang vô định - luôn ở trong trạng thái loay hoay lý giải, làm sáng tỏ về điều mà họ đã mất đi.

Và trong hành trình dạt trôi theo quỹ đạo của riêng mình, những vật thể này sượt qua nhau bất giác làm vẩn lên hơi ấm con người, gợi cảm giác cái đẹp được cầm trên tay, thường trực sẵn một nguy cơ tan rã.

Trong tập truyện ngắn “Trôi”, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư tuổi 47 bày tỏ cho sự ngổn ngang sinh tồn: “Quá khứ khó mà chỉnh sửa, nhưng ký ức thì dễ thôi... Tôi hình dung ký ức hiện hữu như một thứ vật chất ta có thể chạm vào, rút rỗng và làm đầy lại, cắt nối, chạm khắc, tẩm ướp mùi vị, áp vào những bộ lọc màu, sống động hóa nó bằng chi tiết, thật nhiều chi tiết”.

Khép sách lại, những truyện ngắn “Lửa nguội giữa trời”, “Đong đưa trong kén” hoặc “Về phía không đâu” khiến người đọc phải thao thức cùng nhà văn Nguyễn Ngọc Tư một nỗi băn khoăn: liệu rằng các nối kết giữa người với người có đủ bền chặt để mỗi tâm hồn thôi là sự nổi trôi vĩnh viễn?   

Tuy Hòa
Tin khác
Quả sấu tròn
Quả sấu tròn

Quả sấu tròn đã lăn từ lịch sử và rừng già đến mọc giữa phố xá, tặng con người một bát canh chua như lời nhắc nhở đừng quá rời xa cội nguồn.

Hào khí Việt lấp lánh trong 'Ba người vượt ngục Guyane'
Hào khí Việt lấp lánh trong 'Ba người vượt ngục Guyane'

Hào khí Việt những năm đầu thế kỷ 20 được tái hiện rất rõ nét qua cuốn sách tư liệu công phu 'Ba người vượt ngục Guyena' của tác giả Đỗ Thái Bình.

Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở

Ở ngoài có bao nhiêu việc đáng nói, ở trong lòng tôi có bao nhiêu điều đáng viết ra, mà không nói, không viết nó lên giấy để cho nó như đã thành một thứ men rượu trong người thế này thì chịu sao được nổi nữa!

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc

Kể lại những chuyện thiệt mình của nhà báo chúng tôi thì nhiều lắm, bằng chép bộ Bách khoa từ điển hay bộ Sử ký Tư Mã Thiên cũng nên...

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo

Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng trích đăng hồi ức nghề báo của Nhà báo lão thành Phùng Bảo Thạch thay lời tri ân đến nhiều thế hệ làm báo nước ta.

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ
‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ là nhà cải cách lớn, góp phần khơi gợi tư tưởng canh tân và khai hóa vào giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam.

‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut
‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut

‘Em bé Napalm’ là bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, sau nửa thế kỷ lại xôn xao dư luận về câu chuyện bản quyền liên quan đến tác giả Nick Ut.