Tinh hoa 'Nhịp cầu nhà nông': Cây cam, quýt

DĐT - Thứ Ba, 15/09/2015 , 07:09 (GMT+7)

"Nhịp cầu nhà nông" là “đặc sản” của ngành nông nghiệp Hà Nội, là sân chơi bổ ích giúp nông dân có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với các chuyên gia. 

NNVN xin giới thiệu những kiến thức được chắt lọc qua các nhịp cầu ấy…

Họ cây có múi đang cho thu nhập vào loại cao nhất nhì trong các đối tượng trồng trọt hiện nay.

Nhân giống

Cây cam, quýt được nhân giống phổ biến bằng phương pháp chiết cành và ghép. Đối với các vùng đất có mực nước ngầm cao trong mùa mưa nên trồng bằng cây chiết cành.

Gốc ghép cho cam, quýt hiện vẫn sử dụng các gốc ghép bưởi chua hoặc bưởi địa phương và nhìn chung các gốc ghép là các giống bưởi này đều mẫn cảm với bệnh chảy gôm.

Cũng như cây có múi khác khi nhân giống cần chú ý không chỉ đến đúng giống, gốc ghép mà còn cây mẹ phải sạch bệnh.

Trồng mới

Cây cam, quýt được trồng với khoảng cách hàng cách hàng 5 - 6 m và cây cách cây 4 - 5 m, như vậy mật độ khoảng 330 - 500 cây/ha.

Hố trồng đào sâu 60 cm, rộng 60 cm và bón lót cho 1 hố với lượng phân 30 -50 kg phân chuồng hoai, 0,5 kg vôi bột, 500 - 750 gr lân super, 100 - 150 gr kaliclorua, nếu đất xấu có thể bón thêm 100 gr phân đạm urê.

Chuẩn bị hố trồng và bón lót phải làm trước vụ trồng ít nhất 1 tháng. Trồng vụ xuân (tháng 2 - 3) hoặc vụ thu (tháng 8 - 9).

Chăm sóc, bón phân

Thường tạo hình theo dạng tán hình dù với 4 cành chính ở 4 phía, mỗi cành chính để 2 - 3 cành cấp 1.

Sử dụng các cây họ đậu (lạc, đậu, đỗ) trồng xen là thích hợp nhất chỉ trồng ở 2 mép luống của hàng cây với khoảng cách cách gốc bưởi 0,6 - 1 m. Không nên trồng xen bằng các cây họ bầu bí hoặc họ gừng.

Bón phân cho cây nên chia ra các đợt. Đợt bón mùa xuân: Tháng 2 - 3 bón thúc cành xuân và thúc ra hoa, sử dụng các loại phân vô cơ dễ tiêu với lượng 30% phân đạm và kali cả năm.

Đợt bón nuôi quả đối với các cây đã cho quả nhằm thúc cho quả phát triển, bón vào tháng 5 - 6 với lượng 30% phân đạm và kali cả năm.

Đợt bón thúc cành thu, bón tháng 7 - 8 với lượng 30% phân đạm và kali cả năm, sử dụng phân vô cơ dễ tiêu. Đợt bón cơ bản, bón vào cuối năm hoặc sau thu hoạch quả, sử dụng toàn bộ phân hữu cơ và phân lân, 10% phân đạm và kali còn lại.

Vệ sinh cho cây

Bao gồm các kỹ thuật cắt tỉa các cành sâu, bệnh, cành la, cành vượt, cành tăm, quét vôi cho gốc cây vào thời kỳ bón cơ bản cho cây; tỉa hoa và tỉa quả chỉ để lại các hoa hoặc quả tốt vừa đủ theo sức của cây trong thời kỳ cây ra hoa và kết quả, khơi thoát nước trong vườn tránh ứ ngập nước đọng.

Thu hái và bảo quản

Theo yêu cầu thị trường hoặc dựa vào màu sắc vỏ quả tuỳ theo từng giống ở thời kỳ thu hoạch để thu hoạch quả cho phù hợp.

Dùng kéo cắt cành để cắt cuống quả giữ cho cuống quả không rụng, nếu để bảo quản lâu cần cắt chỉ để lại cuống có độ dài bằng vai của quả.

Quả thu hoạch xong cần phân loại, lau rửa cho sạch bụi bẩn bám trên vỏ bằng các loại giẻ mềm, sau đó có thể nhúng quả trong dung dịch Benlat 0,1% để trừ nấm, để hong cho ráo nước và bao quả bằng giấy mềm xếp trong thùng carton để vào nhà nơi thoáng mát để bảo quản.

Có thể bảo quản trong cát ẩm, song cần xử lý nấm bệnh cho cát để tránh lây sang quả khác.

DĐT
Tin khác
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.