Phân vùng quản lý nước trong nuôi biển xa bờ: Nhìn từ Hoa Kỳ

Quỳnh Chi - Thứ Năm, 28/03/2024 , 16:26 (GMT+7)

Vướng mắc lớn nhất của ngành nuôi biển Hoa Kỳ là thiếu khung pháp lý để quy hoạch phân vùng biển và đảm bảo an toàn môi trường.

Hoa Kỳ đang nỗ lực xây dựng bộ tiêu chuẩn và chính sách nuôi biển toàn diện.

Chặng đường xây dựng chính sách nuôi biển hơn 40 năm chưa hồi kết

Năm 1980, Hoa Kỳ lần đầu tiên ban hành Luật Nuôi trồng thủy sản quốc gia. Ở cấp liên bang, nuôi trồng thủy sản được định nghĩa là “nhân giống và nuôi dưỡng các loài thủy sản trong môi trường được kiểm soát, chọn lọc, bao gồm nhưng không giới hạn ở nuôi biển (ngoại trừ việc nuôi cá hồi Thái Bình Dương ở vùng biển tư nhân để kiếm lời ở những khu vực không được phép khai thác)”. Tuy Luật đã mở ra khái niệm về ‘nuôi biển’ ở Hoa Kỳ, nhưng các chuyên gia nước này bày tỏ lo ngại về tác động môi trường nếu trang trại sử dụng dư thừa hóa chất và thức ăn, gây nhiễm bệnh cho sinh vật biển.

Bài liên quan

Năm 2003 - 2004, Ủy ban Chính sách Đại dương Hoa Kỳ (USCOP) và Ủy ban Đại dương Pew trình Nhà Trắng báo cáo tác động môi trường, đề xuất xây dựng chính sách phù hợp. Trong khi USCOP khuyến nghị Chính phủ Hoa Kỳ đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng thủy sản xa bờ, Ủy ban Pew lại khuyến nghị tạm dừng việc thành lập các trang trại biển mới, cho đến khi Hoa Kỳ thiết lập tiêu chuẩn và chính sách môi trường quốc gia toàn diện.

Báo cáo của Ủy ban Pew nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách giới hạn rõ ràng về thiệt hại sinh thái cho phép; giảm thiểu tác động nước thải, hóa chất; hướng dẫn quy trình cụ thể, khuyến khích cộng đồng tham gia nuôi biển; đền bù cho các hộ ven biển khi sử dụng mặt nước của họ cho nuôi biển.

Những năm tiếp theo, khoảng trống của khu vực tư nhân trong chuỗi giá trị nuôi biển Hoa Kỳ ngày càng rõ ràng. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật nước này nhận định: “Chúng ta mới chỉ bắt đầu nhận ra tiềm năng to lớn mà đại dương mang lại cho con người. Mặt khác, các doanh nghiệp tư nhân có nguồn lực giúp khôi phục các loài sinh vật biển đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Bây giờ là lúc các quốc gia có bờ biển cần tích cực thúc đẩy khối tư nhân tham gia nuôi biển. Trên thực tế, cách tiếp cận này sẽ khôi phục những tài nguyên đã tàn phá dựa trên chương trình pháp lý hiện hành của Hoa Kỳ”.

Các doanh nghiệp có nguồn lực giúp khôi phục các loài sinh vật biển đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tham gia nuôi biển quy mô lớn tiếp tục làm dấy lên lo ngại về tác động môi trường. Cũng như nhiều quốc gia khác, hoạt động nuôi trồng thủy sản biển ở Hoa Kỳ đối mặt với nhiều vướng mắc do sự rời rạc, thiếu nhất quán của quy định giữa các tiểu bang và bộ, ngành. Thiếu tiêu chuẩn cấp liên bang, quy trình cấp phép trở nên phức tạp và trì trệ.

Gần đây nhất, Kỳ họp Quốc hội lần thứ 115 năm 2018 đã đàm thảo về dự thảo Luật Nâng cao Chất lượng và Hiểu biết về Nuôi trồng Thủy sản Hoa Kỳ (AQUAA). Dự luật không được thông qua do thời hạn cấp phép dự án nuôi biển quá gấp (chỉ 30 ngày sau khi nộp đơn nên không đánh giá được tác động môi trường và xã hội). Bên cạnh đó, AQUAA thiếu liên kết với Luật bảo vệ động vật có vú dưới biển (MMPA) và Luật về Các loài nguy cấp (ESA), không đảm bảo tính ‘thuận thiên’ của cơ sở nuôi trồng. 

Bài học kinh nghiệm

Đến nay, hạ tầng ngành nuôi trồng thủy sản xa bờ của Hoa Kỳ khó có thể cạnh tranh với các ‘ông lớn’ Na Uy và Trung Quốc. Tuy nhiên chính sách chặt chẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu để tạo ra giá trị bền vững cho toàn ngành. 

Khai thác tài nguyên biển cần dựa trên nguyên tắc toàn cầu về nuôi biển bền vững.

Theo đó, tầm nhìn chính sách dài hạn cho ngành nuôi biển ở Hoa Kỳ nói riêng và các khu vực ven biển trên thế giới cần chú ý những vấn đề chính sau:

Một, kế hoạch xuyên suốt về vai trò của từng ngành, cơ quan, bộ phận trong quản lý, khai thác tài nguyên biển; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, quy hoạch vùng biển hợp lý, lợi ích của ngư dân và doanh nghiệp nuôi biển;

Hai, tuân thủ đầy đủ, phù hợp với các luật bảo vệ môi trường quốc gia. Trong đó, mỗi giấy phép nuôi trồng thủy sản cần đi kèm đánh giá tác động môi trường (ĐTM) minh bạch. Thời gian hoàn thiện ĐTM có thể kéo dài, nhưng sẽ là công cụ hữu ích giúp đẩy nhanh quá trình cấp giấy phép;

Ba, hoạt động khai thác phải an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe động vật có vú ở biển và các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Cần quy hoạch vùng biển hợp lý để hạn chế sinh vật biển hoang dã tiếp xúc với lồng nuôi; yêu cầu vật liệu khai thác chắc chắn, an toàn môi trường;

Bốn, định vị hải lưu, tận dụng dòng chảy dinh dưỡng và địa chất tại các điểm nuôi biển;

Năm, nêu rõ yêu cầu về thành phần loài cá, tôm, mực khai thác… Các chuyên gia khuyến nghị chọn giống vật nuôi bản địa, phù hợp đặc điểm sinh thái vùng nuôi;

Sáu, truy xuất nguồn gốc đầy đủ, thậm chí cần truy xuất cả nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, hạn chế tối đa cho sinh vật biển ăn thức ăn có nguồn gốc từ cá biển; 

Bảy, thường xuyên kiểm tra tác động đến môi trường đáy biển; kiểm soát chất thải, thức ăn dư thừa, hóa chất nuôi biển; 

Tám, nghiên cứu, phát triển hệ thống xả thải thông minh, tuân thủ các tiêu chuẩn về sử dụng nước và bảo vệ môi trường;

Chín, cần tính đến khả năng xảy ra sự cố như tràn dầu trong quá trình vận hành, công ty nuôi biển phá sản, cơ sở nuôi trồng thủy sản bỏ hoang;

Mười, đội ngũ cán bộ thanh tra cần được đào tạo, huấn luyện để giám sát hoạt động nuôi biển bền vững. 

Các chuyên gia kiến nghị Hoa Kỳ và các quốc gia khai thác tài nguyên biển lưu ý dựa trên các tiêu chuẩn toàn cầu, như tiêu chuẩn BAP (thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất) của Liên minh Thủy sản toàn cầu GAA. Bên cạnh đó, tham khảo các đánh giá về khai thác bền vững theo Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (Global Food Safety Initiative) và Sáng kiến Hải sản Bền vững Toàn cầu (Global Sustainable Seafood Initiative).

Quỳnh Chi
Tin khác
Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị
Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị

Indonesia đang nuôi tham vọng trở thành trung tâm sản xuất xe điện và pin toàn cầu, nhờ tài nguyên, chính sách thuận lợi và làn sóng startup sáng tạo.

Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản
Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản

Trường Excel Career College triển khai một chương trình đào tạo hoàn toàn miễn phí, nhằm trang bị kiến thức về ứng dụng AI cho lực lượng lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng
Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng

Một nữ tiếp viên hàng không ở Trung Quốc đã nghỉ việc và quay về quê nhà để làm nghề nuôi lợn, kiếm được 28.000 USD, tương đương 686 triệu đồng chỉ trong 2 tháng.

Tây Ban Nha: Doanh thu ngành công nghiệp thịt đạt 34,2 tỷ euro năm 2024
Tây Ban Nha: Doanh thu ngành công nghiệp thịt đạt 34,2 tỷ euro năm 2024

Xét theo toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm chăn nuôi và bán lẻ, Tây Ban Nha có ngành công nghiệp thịt đang tạo ra khoảng 700.000 việc làm...

Quy hoạch tốt, nuôi biển bền vững, giảm tác động đến đa dạng sinh học
Quy hoạch tốt, nuôi biển bền vững, giảm tác động đến đa dạng sinh học

Với quy hoạch cẩn thận, có thể mở rộng nuôi biển để cung cấp thực phẩm cho hàng tỷ người nhưng vẫn giảm thiểu tác động đến đa dạng sinh học biển.

Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?
Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?

Để đạt được mục tiêu này, theo Chủ tịch ABCC Itamar Rocha, ngành tôm Brazil cần đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu, nâng cao năng lực chế biến…

Trung Quốc thử nghiệm thành công nhiều giống trái cây mới
Trung Quốc thử nghiệm thành công nhiều giống trái cây mới

Thông qua việc bảo tồn nguồn giống dứa trên thế giới, Viện Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc đã nghiên cứu chọn giống, lai tạo thành công hai giống dứa đỏ.

Tạo ra sản phẩm chăm sóc da từ sầu riêng non
Tạo ra sản phẩm chăm sóc da từ sầu riêng non

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) đã thành công khi biến sầu riêng thành một thành phần đột phá cho các sản phẩm chăm sóc da cao cấp, dựa trên công nghệ xanh và các phương pháp bền vững.

Trung Quốc tăng năng suất ngũ cốc và dầu ăn trên diện tích lớn
Trung Quốc tăng năng suất ngũ cốc và dầu ăn trên diện tích lớn

Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, tăng năng suất cây ngũ cốc và dầu ăn trên diện tích lớn khu vực cấp xã, huyện, thành phố là nhiệm vụ chính năm 2025.

Nông dân Mỹ biến len thải thành phân ủ, giữ nước cho đất qua mùa hạn
Nông dân Mỹ biến len thải thành phân ủ, giữ nước cho đất qua mùa hạn

Ông Albert Wilde tiên phong sử dụng phụ phẩm len cừu để bổ sung dinh dưỡng hữu cơ, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng thay cho phân bón hóa học.

Thụy Điển xây dựng thành phố lớn nhất thế giới làm hoàn toàn bằng gỗ
Thụy Điển xây dựng thành phố lớn nhất thế giới làm hoàn toàn bằng gỗ

Ở vùng ngoại ô của thủ đô Stockholm, Thụy Điển đang triển khai dự án xây dựng 'Thành phố gỗ Stockholm', dự kiến sẽ mang đến 2.000 ngôi nhà mới vào năm 2027.

Tờ báo ‘xanh’ của Nhật Bản làm từ giấy hạt giống
Tờ báo ‘xanh’ của Nhật Bản làm từ giấy hạt giống

Ấn phẩm đặc biệt được gọi là Báo Xanh tích hợp cả hạt giống trong từng tờ giấy, cho phép bạn đọc gieo trồng hạt sau khi đọc xong tin tức.