Nông dân trẻ ở Mỹ không còn mặn mà với nông nghiệp

Hoa Lay Ơn - Thứ Bảy, 18/05/2024 , 07:03 (GMT+7)

Đối với Chính phủ Hoa Kỳ, việc thu hút giới trẻ làm nông nghiệp không phải là thách thức. Giữ được họ gắn bó lâu dài với ngành nông nghiệp mới là bài toán khó.

Trang trại của nông dân trẻ Scott Chang-Fleeman ngừng hoạt động vào năm 2023. Ảnh: Celeste Noche.

Năm 2023, trang trại của nông dân trẻ Scott Chang-Fleeman ở California, Hoa Kỳ thông báo ngừng hoạt động vô thời hạn. Sau 4 năm đưa vào vận hành, nông trại rau quả châu Á đặc sản có tiếng trong vùng đã không thể trụ vững trước những biến động kinh tế thế giới.

Năm 20 tuổi, chàng sinh viên Mỹ gốc Hoa thế hệ thứ ba Scott khởi nghiệp trong lĩnh vực cung ứng nông sản hữu cơ nguồn gốc từ châu Á. Anh xây dựng trang trại trồng rau hữu cơ đạt chuẩn chất lượng và nhanh chóng có được uy tín, lòng tin của đông đảo khách hàng địa phương.

Với kinh nghiệm trường lớp, cũng như đầu óc kinh doanh sắc sảo, anh sớm vượt qua hai vấn đề khó nhất của khởi nghiệp lĩnh vực nông nghiệp: thị trường tiêu thụ và lòng tin của người tiêu dùng.

Scott nổi tiếng trong cộng đồng thanh niên gốc Á tại Hoa Kỳ nhờ lòng đam mê hương vị ẩm thực Trung Hoa. Ký ức về những bữa ăn thời thơ ấu thôi thúc anh sản xuất, chế biến các mặt hàng cải ngọt, cải chíp, bí xanh, bí đao, cà tím và rau mùi. Anh sáng lập trang trại Thiếu Sơn - mang biệt danh mà bà nội đặt cho anh, nghĩa là “ngọn núi tuổi trẻ”.

Nông sản Scott cung cấp giúp một nhà hàng ở phố người Hoa, San Francisco được ghi danh trên bản đồ ẩm thực Michelin. Thương hiệu hữu cơ Thiếu Sơn còn xuất hiện ở chợ nông sản sạch và các siêu thị trong khu vực.

Nhiều thế hệ người Trung Quốc đã sang Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội việc làm vào những năm 1960 - 1970. Ảnh minh họa.

Vừa phát triển chuỗi cung ứng rau đặc sản, doanh nông trẻ vừa bảo tồn bản sắc và lịch sử phức tạp của cộng đồng người Hoa di cư sang Hoa Kỳ. Thế hệ ông, bà Scott những năm 1970 rời quê hương để tìm kiếm cơ hội lao động tại nước phát triển. Qua nhiều thế hệ, người Trung Quốc góp phần không nhỏ để xây dựng bang California ngày nay. 32% người Mỹ gốc Hoa sống ở California chính là những khách hàng tiềm năng của Scott.

Tuy nhiên, chuỗi cung ứng rau quả Thiếu Sơn bị đứt gãy toàn bộ sau đại dịch Covid-19. Ý tưởng đầu tay của Scott thất bại hoàn toàn, không còn có khả năng phục hồi.

Đối với Chính phủ Mỹ nói chung, giữ người trẻ gắn bó lâu dài với ngành nông nghiệp là bài toán khó. Như nhiều quốc gia khác, Mỹ cũng thiếu nguồn nhân lực chất lượng để sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nước này có khoảng 3,4 triệu nông dân, chiếm 1% dân số cả nước. Trong đó, doanh nghiệp sở hữu cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chiếm khoảng 1/4. Đặc biệt, đa phần các bạn trẻ ở độ tuổi 20 - 30 tham gia sản xuất thực phẩm hữu cơ, cây trồng đặc sản, lồng ghép câu chuyện văn hóa, lịch sử vào sản phẩm.

Nhiều năm nay, Chính phủ Mỹ không ngừng khuyến khích thanh niên làm nông nghiệp, coi sức sáng tạo trẻ là chìa khóa nhằm đảm bảo hệ thống an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, quy luật của nền kinh tế đã khiến cho nông dân trẻ đối mặt với nhiều bấp bênh.

Những ý tưởng khởi nghiệp thường thất bại ở khâu nhân rộng công nghệ, kỹ thuật do ít người tham gia nông nghiệp. Câu chuyện của Scott Chang-Fleeman điển hình cho thực trạng thiếu hỗ trợ tài chính và thiếu nguồn lực mở rộng tổ chức sản xuất.

Đạo luật Trang trại Hoa Kỳ là gói luật liên bang được sửa đổi 5 năm một lần, cập nhật dựa trên tình hình môi trường, thực tiễn sản xuất, bối cảnh xã hội thế giới ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp. Các nhà lãnh đạo Mỹ đang sửa đổi luật và sẽ bỏ phiếu thông qua luật mới vào tháng 9/2024.

Người Mỹ gốc châu Á ưa chuộng những loại rau đặc sản, mang hương vị quê nhà. Ảnh: Tư liệu.

Do đó, cộng đồng thanh niên làm nông nghiệp nước này đang tích cực kêu gọi chính sách thông thoáng hơn, tạo điều cận tiếp cận vốn và tài nguyên nước, đất đai. Ngoài ra, cần chú ý đến sức khỏe tâm lý của doanh nông trẻ. Nhiều người mới ra trường mang theo mình ước mơ lớn, nhưng cũng bị gánh nặng bởi khoản nợ sinh viên, thiếu nguồn vốn huy động, ít người cùng chí hướng…

Nếu không đào tạo và duy trì được thế hệ nông dân tương lai, ngành nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ khó phát triển, gây nguy hiểm cho hệ thống an ninh lương thực, thực phẩm thế giới. Điều này kêu gọi những thay đổi chính sách thiết thực, nếu không, thế hệ Scott Chang-Fleeman sẽ là những người Mỹ cuối cùng làm nông nghiệp.

Hoa Lay Ơn
Tin khác
Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT
Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT

Các chính sách quốc tế cho thấy chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm (LTTP) không thể tách rời yếu tố bao trùm xã hội và phối hợp đa ngành.

Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc
Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc

Tại vùng ven Bắc Kinh có một trung tâm nông nghiệp rộng hơn 150 ha chuyên nghiên cứu, trình diễn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chính xác trong nông nghiệp.

Một số sản phẩm chỉnh sửa gen trong nông nghiệp Nhật Bản
Một số sản phẩm chỉnh sửa gen trong nông nghiệp Nhật Bản

Bốn sản phẩm đầu tiên được đưa vào danh sách các sản phẩm đã chỉnh sửa gen (GEd) không phải tuân theo các quy định về thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và đa dạng sinh học biến đổi gen (GMO) của Nhật Bản, bao gồm ngô nếp, cà chua GABA cao, cá tráp và cá nóc.

Giống chịu hạn khởi xướng 'cách mạng lam' cho cây lúa
Giống chịu hạn khởi xướng 'cách mạng lam' cho cây lúa

Giống lúa chịu hạn thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào tài nguyên nước, giảm mạnh khí thải nhà kính, thúc đẩy sản xuất lúa chuyển sang phương thức xanh và bền vững.

Sầu riêng Thái Lan được 'chụp CT' trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc
Sầu riêng Thái Lan được 'chụp CT' trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Công nghệ chụp CT giúp xác định độ chín, phát hiện sầu riêng non hoặc bị sâu đục quả với độ chính xác đạt 95%, năng suất 1.200 quả/giờ.

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới

Hai giống lúa mới hứa hẹn sẽ tăng năng suất trên mỗi hecta lên đến 30% và có thể rút ngắn thời gian thu hoạch từ 15 - 20 ngày so với các giống hiện có.

[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân
[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân

Từ những dự báo thời tiết chính xác, nông dân Israel đã biết gieo trồng theo nhịp điệu của thiên nhiên nhờ công nghệ, giúp cá nhân hóa lịch mùa vụ cho từng hộ.

[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc
[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc

Brazil đã biến dự báo khí tượng thành công cụ định hình lịch gieo trồng ngô và đậu tương, giúp hàng triệu nông dân tránh rủi ro và tăng năng suất.

[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi
[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi

Dự báo khí tượng kết hợp bảo hiểm thời tiết đang giúp nông dân Senegal và Kenya lên lịch gieo trồng chính xác hơn, vững tin trước rủi ro khí hậu thất thường.

[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan
[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan

Trước biến động khí hậu ngày càng cực đoan, nông dân Australia phải dựa vào dự báo mùa vụ để quyết định gieo trồng, một thói quen đã thay đổi cả tư duy sản xuất.

[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng
[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng

Hệ thống tư vấn khí tượng Agromet Advisory Services (AAS) tại Ấn Độ giúp nông dân nhỏ lẻ ứng phó thời tiết cực đoan, giảm thiệt hại mùa vụ và tăng thu nhập.

Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc
Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc

Chính quyền tỉnh Attapeu (Lào) cấp phép đầu tư cho 3 công ty trong nước, cho phép trồng sầu riêng hơn 273 ha, nhằm thúc đẩy sản xuất trái cây này theo hướng thương mại.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân