Nhịp cầu nhà nông 'bắc' ở Ứng Hòa

Dương Đình Tường - Thứ Năm, 03/09/2015 , 07:15 (GMT+7)

“Nhịp cầu nhà nông”, sân chơi quen thuộc, “đặc sản” của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội lại một lần nữa được “bắc” ở huyện Ứng Hòa-nơi từ lâu vẫn luôn lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu…

Chuyến xe chở chúng tôi chật cứng các chuyên gia nổi tiếng trong ngành như chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, Tổng thư ký Hội các ngành Sinh học Việt Nam; PGS.TS Lê Văn Năm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất - kinh doanh thuốc thú y Việt Nam; TS. Ngô Vĩnh Viễn, nguyên Viện trưởng Viện BVTV; TS. Bùi Quang Tề, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I; TS. Cao Văn Chí, Trung tâm Nghiên cứu & phát triển cây có múi.

Vừa đi, các nhà khoa học vừa sôi nổi bàn nhau làm sao mà một huyện có nhiều tiềm năng về nông nghiệp như Ứng Hòa với 10.000 ha lúa, với nhiều ao hồ, thùng vũng mà lại còn nghèo? Phải chăng từ lâu tiềm năng ấy chưa được khơi dậy đúng mạch?

Vừa tới nơi đã thấy hội trường huyện chật cứng nông dân chờ sẵn. Họ mong mỏi các nhà khoa học như ruộng hạn mong mưa rào bởi nhiều câu hỏi từ cuộc sống kinh nghiệm không thể giải đáp nổi. Ví như: “Cam đường Canh vốn ngọt nhưng tại sao nhà tôi trồng lại không ngọt?”.

Theo TS Cao Văn Chí thì cam bình thường phải chín từ đít quả chín lên. Những quả cam chín từ cuống chín xuống mà nhạt là do bị bệnh Greenning, thứ bệnh nguy hiểm hiện nay nếu mắc chỉ có cách là hủy.

Nếu cam vẫn chín từ đít quả chín lên mà nhạt thì thời kỳ ra hoa, quả lớn, quả chín sinh lý bà con nên bón thêm NPK hoặc kèm kali.

Cũng theo TS Chí, khi trồng mít Thái bà con nên cắt ngọn mít để hạn chế chiều cao cây khoảng dưới 3m, nên tỉa bớt quả không để quá nhiều quả ở một chùm.

Các thắc mắc về chăn nuôi cũng rất sẵn. Như: “Nhà tôi mua một con trâu nuôi mãi không béo?”.

Theo TS Lê Văn Năm, thứ nhất là phải tẩy giun sán đặc biệt là sán lá gan bằng Fassiolid rồi tiêm tẩy kí sinh trùng máu Azidin. Khi đã tẩy xong, chăm sóc là yếu tố quyết định để vỗ béo cho trâu.

Thức ăn tươi bằng 12% thể trọng của trâu còn thức ăn tinh có thể dùng cám lợn giai đoạn vỗ béo mỗi ngày bổ sung thêm 2 - 3 kg. Làm được như thế thì không lý do gì con vật lại không béo.

“Lợn khó đẻ phải làm sao?”. Lợn khó đẻ có thể do con to hoặc mẹ đuối sức, bà con nên tiêm oxytoxin để hỗ trợ đẻ rồi lôi con ra theo nhịp rặn đẻ.

Gần giữa trưa, nhưng sự quan tâm của bà con vẫn không ngớt. Cuối cùng là mục chuyên gia Nguyễn Lân Hùng giới thiệu các đối tượng nuôi trồng mới gồm bò BBB, vịt trời, na khổng lồ, tắc kè hoa, ngan lấy gan béo, Sachi...
"Sự năng động của nông dân chính là yếu tố quyết định cho thành công của SX nông nghiệp", chuyên gia này nhấn mạnh.

Ứng Hòa là huyện vùng chiêm trũng, có nhiều dự án thủy sản chuyển đổi từ vùng đất lúa nên nhóm câu hỏi về đối tượng này chiếm số lượng rất đông.

Câu hỏi thứ nhất: “Điêu hồng nuôi thế nào?”. Điêu hồng chính là con cá rô phi đỏ. Ở đâu nuôi được rô phi là nuôi được điêu hồng bởi kỹ thuật chăm sóc tương tự. Điêu hồng có thể nuôi trong ao nhưng phù hợp nhất là nuôi lồng bởi nước sạch mới không làm biến đổi màu sắc của cá.

Theo TS. Bùi Quang Tề, bệnh thủy sản là ngồi trên bờ mà phán ở dưới nước nên khó chính xác nhưng cũng cần có những nguyên tắc cần phải tuân theo của nó: Phải nhìn ao xem nước màu gì?

Nhìn cá khỏe thì lặn hết xuống còn cá yếu dù chỉ một con bám vào bờ thì dưới nước đã có hàng trăm con bị bệnh. Phải xem thức ăn rồi quan sát các triệu chứng của cá bệnh.

Mùa đông, mùa hè cá ít bệnh còn mùa thu cá lắm bệnh. Trắm hay xuất huyết, rô phi hay đen người rồi quay vòng cũng bởi xuất huyết.

Có bốn nguyên tắc chữa trị bệnh thủy sản như sau: Thứ nhất là mùa hay mắc bệnh 7-10 ngày phải khử trùng một lần, còn mùa bình thường 10-15 ngày khử trùng nước một lần.

Thứ hai là làm sạch môi trường nước trong ao bằng vôi. Chỉ khi thực hiện xong hai bước trên rồi mới dùng thuốc. Nếu bệnh do virus gây nên mà dùng kháng sinh là thất bại nên chỉ dùng tỏi tươi giã nhỏ, trộn thức ăn với liều lượng 1/2 kg tỏi cho 1 tạ cám hoặc dùng các loại thuốc thảo dược đặc trị.

Nguyên tắc cuối cùng là tăng sức đề kháng của thủy sản bằng các loại vitamin, nhất là vitamin C và men tiêu hóa.

Dương Đình Tường
Tin khác
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.