Mỹ cấm khẩn cấp thuốc diệt cỏ DCPA do ảnh hưởng đến thai nhi

Lâm Hưng - Thứ Năm, 08/08/2024 , 14:25 (GMT+7)

Lần đầu tiên trong gần 40 năm qua, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã ban hành lệnh cấm khẩn cấp thuốc diệt cỏ DCPA do tác hại nghiêm trọng đến thai nhi.

Thuốc diệt cỏ dimethyl tetrachloroterephthalate (còn được gọi là DCPA hay Dacthal), hiện đang được xem xét như một phần của quy trình mà thuốc diệt cỏ đã đăng ký được đánh giá lại sau mỗi 15 năm để đảm bảo rằng chúng không có bất kỳ tác động xấu nào đến sức khỏe con người hoặc môi trường.

EPA thông báo đã có hành động khẩn cấp để đình chỉ tất cả việc đăng ký thuốc diệt cỏ dimethyl tetrachloroterephthalate (còn được gọi là DCPA hay Dacthal). EPA công bố thông tin trên với lý do DCPA gây rủi ro sức khỏe cho thai nhi.

Lệnh cấm khẩn cấp được đưa ra sau nhiều năm "nỗ lực chưa từng có" của chính quyền Biden - Harris buộc AMVAC Chemical Corporation, đơn vị duy nhất sản xuất DCPA, chia sẻ dữ liệu về thuốc diệt cỏ và rủi ro sức khỏe của nó, EPA cho biết trong một thông cáo báo chí.

DCPA được sử dụng để diệt cỏ dại trên các loại cây trồng như bông cải xanh, cải bruxen, bắp cải và hành tây. EPA cảnh báo những người mang thai có thể vô tình tiếp xúc với hóa chất độc hại này khi ăn các loại rau củ trên.

EPA cho rằng khi những người mang thai tiếp xúc với DCPA, thai nhi có thể trải qua những thay đổi về nồng độ hormone tuyến giáp. Những thay đổi này có liên quan đến cân nặng khi sinh thấp, giảm phát triển não bộ, giảm IQ và suy giảm các kỹ năng vận động sau này. Trong đó, một số trường hợp không thể khắc phục được.

"DCPA nguy hiểm đến mức nó cần phải được loại bỏ khỏi thị trường ngay lập tức. Công việc của EPA là bảo vệ người dân khỏi tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai thậm chí có thể không bao giờ biết tại sao những đứa trẻ của họ lại có vấn đề về sức khỏe", Michal Freedhoff, thuộc Văn phòng An toàn Hóa chất và Phòng ngừa Ô nhiễm của EPA, cho biết trong thông cáo báo chí của cơ quan.

EPA phát hiện ra rằng ngay cả khi sử dụng các dụng cụ bảo hộ cá nhân vẫn tiềm tàng rủi ro sức khỏe liên quan đến DCPA. EPA ước tính rằng phụ nữ mang thai tiếp xúc với các sản phẩm DCPA có thể phơi nhiễm với lượng chất độc hại cao gấp 4 - 20 lần so với ngưỡng EPA ước tính là an toàn cho thai nhi.

DCPA đã bị cấm sử dụng trên cây trồng ở Liên minh Châu Âu từ năm 2009. EPA cho biết vào năm 2013, họ đã yêu cầu AMVAC cung cấp báo cáo về thuốc diệt cỏ DCPA và rủi ro sức khỏe, bao gồm cả một nghiên cứu toàn diện về tác hại của thuốc diệt cỏ đối với sự phát triển tuyến giáp ở người lớn và trẻ em trước và sau khi sinh. Mặc dù AMVAC đã gửi một số báo cáo cho EPA từ năm 2013 đến 2021, song giới chức Mỹ cho rằng những báo cáo này là chưa đầy đủ.

EPA cho biết sẽ đưa ra thông báo về quyết định tiêu hủy các sản phẩm DCPA trong vòng 3 tháng tới, theo đó có thể cấm vĩnh viễn loại thuốc diệt cỏ nói trên.

Lâm Hưng
Tin khác
Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT
Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT

Các chính sách quốc tế cho thấy chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm (LTTP) không thể tách rời yếu tố bao trùm xã hội và phối hợp đa ngành.

Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc
Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc

Tại vùng ven Bắc Kinh có một trung tâm nông nghiệp rộng hơn 150 ha chuyên nghiên cứu, trình diễn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chính xác trong nông nghiệp.

Một số sản phẩm chỉnh sửa gen trong nông nghiệp Nhật Bản
Một số sản phẩm chỉnh sửa gen trong nông nghiệp Nhật Bản

Bốn sản phẩm đầu tiên được đưa vào danh sách các sản phẩm đã chỉnh sửa gen (GEd) không phải tuân theo các quy định về thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và đa dạng sinh học biến đổi gen (GMO) của Nhật Bản, bao gồm ngô nếp, cà chua GABA cao, cá tráp và cá nóc.

Giống chịu hạn khởi xướng 'cách mạng lam' cho cây lúa
Giống chịu hạn khởi xướng 'cách mạng lam' cho cây lúa

Giống lúa chịu hạn thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào tài nguyên nước, giảm mạnh khí thải nhà kính, thúc đẩy sản xuất lúa chuyển sang phương thức xanh và bền vững.

Sầu riêng Thái Lan được 'chụp CT' trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc
Sầu riêng Thái Lan được 'chụp CT' trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Công nghệ chụp CT giúp xác định độ chín, phát hiện sầu riêng non hoặc bị sâu đục quả với độ chính xác đạt 95%, năng suất 1.200 quả/giờ.

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới

Hai giống lúa mới hứa hẹn sẽ tăng năng suất trên mỗi hecta lên đến 30% và có thể rút ngắn thời gian thu hoạch từ 15 - 20 ngày so với các giống hiện có.

[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân
[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân

Từ những dự báo thời tiết chính xác, nông dân Israel đã biết gieo trồng theo nhịp điệu của thiên nhiên nhờ công nghệ, giúp cá nhân hóa lịch mùa vụ cho từng hộ.

[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc
[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc

Brazil đã biến dự báo khí tượng thành công cụ định hình lịch gieo trồng ngô và đậu tương, giúp hàng triệu nông dân tránh rủi ro và tăng năng suất.

[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi
[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi

Dự báo khí tượng kết hợp bảo hiểm thời tiết đang giúp nông dân Senegal và Kenya lên lịch gieo trồng chính xác hơn, vững tin trước rủi ro khí hậu thất thường.

[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan
[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan

Trước biến động khí hậu ngày càng cực đoan, nông dân Australia phải dựa vào dự báo mùa vụ để quyết định gieo trồng, một thói quen đã thay đổi cả tư duy sản xuất.

[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng
[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng

Hệ thống tư vấn khí tượng Agromet Advisory Services (AAS) tại Ấn Độ giúp nông dân nhỏ lẻ ứng phó thời tiết cực đoan, giảm thiệt hại mùa vụ và tăng thu nhập.

Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc
Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc

Chính quyền tỉnh Attapeu (Lào) cấp phép đầu tư cho 3 công ty trong nước, cho phép trồng sầu riêng hơn 273 ha, nhằm thúc đẩy sản xuất trái cây này theo hướng thương mại.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân