Lươn bị nhiễm trùng máu, thuốc đặc trị như thế nào?

PV - Thứ Ba, 17/03/2020 , 10:48 (GMT+7)

Lươn bị nhiễm trùng máu là vấn đề bạn đọc Bùi Văn Út ở ấp Hòa An, xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, An Giang đề nghị Báo Nông nghiệp Việt Nam giải đáp.

Tôi đang nuôi lươn sinh sản, lươn bị nhiễm trùng máu. Tôi đã dùng thuốc Tetracycline, amoxcilin, Doxycylin nhưng lươn không hết bệnh. Nhờ chuyên gia tư vấn giúp.

Lươn bệnh. Ảnh: Bùi Văn Út.

Qua nongnghiep.vn, Trung tâm Khuyến nông An Giang trả lời anh Út như sau:

Ương lươn giống đòi hỏi người nuôi phải kiên trì và tuân thủ quy trình ương nuôi nghiêm ngặt đặc biệt là nguồn nước cấp. Do lươn nuôi ở giai đoạn giống nên bộ máy tiêu hóa của lươn chưa hoàn chỉnh so với lươn trưởng thành nên nguồn thức ăn cung cấp cho lươn phải phù hợp với hệ men trong đường ruột của lươn. Do đó ngoài việc lựa chọn nguồn thức ăn phù hợp như trùn chỉ, anh phải rửa nguồn thức ăn bằng nước muối pha loãng để hạn chế mầm bệnh vốn có thể tồn tại từ nguồn này.

Ngoài ra, anh cần bổ sung thêm men tiêu hóa cho lươn và tăng cường đề kháng bằng Vitamin C. Phải thường xuyên hút hết các cặn bã trong bể ương ít nhất 2 lần/ngày để hạn chế nguồn lây bệnh cho lươn.

Do lươn anh đang nuôi là lươn sinh sản, anh cho biết là lươn bị nhiễm trùng máu. Cũng như các loài thủy sản khác ngoài đặc điểm nhận dạng các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thì có thể chuẩn đoán đó là bệnh gì. Còn có cách nhận biết khác thông qua quy trình xét nghiệm mới đánh giá thực chất đó là bệnh gì mới có cách chữa trị hợp lý. Do anh chỉ chuẩn đoán là bệnh nhiễm trùng máu mà không đưa ra các biểu hiện bệnh như thế nào nên rất khó chuẩn đoán đó là bệnh gì.

Thông thường lươn bị nhiễm trùng máu là do vi khuẩn Aeromonas gây ra có các biểu hiện bệnh như lươn bỏ ăn, bơi lội lờ đờ trên mặt nước, bên ngoài cơ thể xuất hiện các vết lở loét hình tròn hoặc bầu dục, vùng bụng có màu sẫm, hậu môn sưng to, xuất huyết nội tạng.

Cách phòng và trị bệnh lươn bị nhiễm trùng máu

Để phòng và trị bệnh lươn bị nhiễm trùng máu thì nguồn nước đưa vào ương nuôi phải được xử lý bằng thuốc sát khuẩn trước đó 3-5 ngày mới cấp vào bể ương, các loại thuốc sát khuẩn thường được sử dụng như Iodine, thuốc tím liều lượng theo hướng dẫn nhà sản xuất. Còn nếu biết thực sự lươn bị nhiễm trùng máu thì dùng các loại kháng sinh như Oxytetracyline hoặc Streptomycine trộn vào thức ăn cho lươn theo hướng dẩn trên bao bì của nhà sản xuất. Cho lươn ăn liên tục 5-7 ngày, chú ý lượng thức ăn cho lươn trong quá trình điều trị bệnh bằng 1/3 đến 1/2 lượng thức ăn lúc lươn khỏe. Thân mến chào anh. Chúc anh nuôi thành công.

Bể nuôi lươn, nhiều con đang bị bệnh chết. Clip: Bùi Văn Út.

PV
Tin khác
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.