Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi
Theo Trưởng Đại diện các khu vực của FAO, Diễn đàn cấp cao OCOP là dịp để các quốc gia châu Á, châu Phi trao đổi kinh nghiệm, nâng giá trị sản vật địa phương.
“Một người lãnh đạo ngưng học hỏi là người đang đi lùi giữa một thế giới đang tiến lên”, John C. Maxwell.
Có lần ghé vào một xã ven sông, vùng sáp nhập, trong buổi làm việc với cán bộ cơ sở, tôi bắt gặp ánh mắt lúng túng của một cán bộ trẻ.
Anh nói nhỏ, ngắt quãng: “Báo cáo anh… em thấy làm lãnh đạo không khó ở việc ký giấy tờ, mà khó ở chỗ ngày nào cũng có chuyện mới, có tình huống lạ. Có những cái chưa từng học. Có lúc em thấy mình thiếu quá, mà không biết bắt đầu học lại từ đâu…".
Đặt tay lên vai anh, tôi chỉ nói một câu nhẹ nhàng: “Vậy là em đang bắt đầu học đúng cách rồi đó. Học không phải cho em đâu. Học cho người dân kia kìa”.
Nhiều người nghĩ: Học là chuyện thời còn ngồi ghế nhà trường. Còn khi đã đeo hàm, đeo bảng tên, ngồi vào ghế lãnh đạo rồi thì không cần học nữa.
Nhưng nếu học cho mình thì… đúng là có thể tùy chọn.
Còn nếu học để phục vụ người dân, thì không được phép không học.
Vì nếu cán bộ sai, người dân gánh hậu quả.
Nếu lãnh đạo mù mờ, cả bộ máy lạc phương hướng.
Không ai bị thiệt bởi một cán bộ thiếu bằng cấp.
Nhưng rất nhiều người thiệt thòi vì một người lãnh đạo thiếu tư duy cập nhật, thiếu ý thức học hỏi.
Không phải cứ học là phải học ở lớp, ở trường.
Không phải cứ học là phải có bằng này, cấp nọ.
Có những bài học nằm trong tiếng thở dài của người mẹ gánh rau không bán được. Có những kiến thức ẩn sau ánh mắt đứa trẻ đi học muộn vì phải lội qua con rạch không cầu.
Học là khi chịu khó bước ra khỏi phòng họp, đi bộ qua vài mái nhà, đứng nghe dân kể chuyện. Học là khi thấy dân không hài lòng mà không giận, ngược lại biết nhận lỗi và sửa.
Không ai dở khi biết lắng nghe.
Không ai giỏi nếu luôn cho mình đúng.
Bác Hồ là người học không ngừng nghỉ. Đọc sách phương Tây, sống giữa trời Âu, Bác vẫn luôn nói: “Tôi học ở nhân dân. Tôi học ở các cụ lão thành. Tôi học ở các cháu thiếu nhi”.
Bác dạy rằng: “Cán bộ phải học chính trị, học văn hóa, học chuyên môn. Học ở sách vở, học ở đồng bào, học ở bạn bè, học ở cấp trên và học ở cấp dưới”.
Và đặc biệt: “Học mãi, học suốt đời. Càng làm việc, càng cần phải học”.
Ngẫm mà thấy đúng. Càng lên cao, càng dễ cô đơn. Mà cô đơn không vì thiếu người cạnh bên, mà vì thiếu tri thức để hiểu chuyện xung quanh.
Chỉ có học mới giúp không bị tụt lại phía sau, không bị bối rối trước thực tại đổi thay từng ngày.
Học cách viết một văn bản rõ ràng, dễ hiểu, dễ thi hành.
Học cách nói sao để dân tin, dân hiểu, dân làm theo.
Học cách lắng nghe một cách thật lòng, không phòng bị.
Học cách điều hành mà không đè nén, thúc đẩy mà không áp đặt.
Và nhất là học để hiểu nỗi lo thầm lặng trong lòng dân.
Hiểu cái khó của chị bán vé số không biết điện thoại cảm ứng.
Hiểu cái ngại của anh nông dân khi nghe cán bộ nói về “chuyển đổi số”, “sandbox”, “blockchain”…
Thời xưa, một quyết sách có thể vài năm mới lỗi thời.
Giờ đây, công nghệ thay đổi theo từng tháng, dân trí nâng cao từng ngày.
Nếu không học, không theo kịp, thì không chỉ là lạc hậu, mà có thể trở thành rào cản phát triển của chính địa phương mình.
Người dũng cảm không phải là người luôn tỏ ra biết hết, mà là người dám thừa nhận mình cần học, cần sửa, cần tiến bộ.
Tôi từng gặp một Chủ tịch xã ngoài 50 tuổi, ngày nào cũng tự học cách dùng Zalo, gõ văn bản bằng giọng nói. Lại từng gặp một nữ Bí thư trẻ, mỗi tối đều ghi lại nhật ký công việc, những điều chưa làm được, để sáng mai làm lại.
Họ không học vì thành tích.
Họ học vì họ sợ phụ lòng dân.
Nếu hôm nay lãnh đạo một xã.
Ngày mai có thể là một ngành, tỉnh.
Rồi một ngày, có thể đứng giữa hội trường lớn hơn.
Nhưng nếu tư duy vẫn cũ, hành xử vẫn cứng, tầm nhìn vẫn hẹp, thì vẫn chỉ là… người ngồi ghế, chứ chưa phải người dẫn dắt.
Làm lãnh đạo là học, học không để thành người giỏi nhất, mà để trở thành người có ích nhất.
Học không cho mình nổi bật, mà để dân không còn mỏi mệt.
Hãy học như thể ngày mai là lần đầu ra mắt trước dân.
Hãy học như thể mọi điều chưa biết hôm nay, chính là lý do khiến người dân chưa tin trọn vẹn.
Bắt đầu học từ hôm nay, để một ngày nào đó, dân làng nói với nhau: “Cán bộ xã mình nghe được, hiểu được, làm được… Vì ảnh chịu học!”. Chừng ấy thôi là đủ ấm lòng cả một đời làm cán bộ, công chức.
* Ảnh trong bài có sử dụng AI
Theo Trưởng Đại diện các khu vực của FAO, Diễn đàn cấp cao OCOP là dịp để các quốc gia châu Á, châu Phi trao đổi kinh nghiệm, nâng giá trị sản vật địa phương.
Sáng kiến Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên (phiên bản OCOP quốc tế) đang hỗ trợ sinh kế cho nghề nuôi ong lấy mật Rwanda và Việt Nam.
Quả sấu tròn đã lăn từ lịch sử và rừng già đến mọc giữa phố xá, tặng con người một bát canh chua như lời nhắc nhở đừng quá rời xa cội nguồn.
Hào khí Việt những năm đầu thế kỷ 20 được tái hiện rất rõ nét qua cuốn sách tư liệu công phu 'Ba người vượt ngục Guyena' của tác giả Đỗ Thái Bình.
Báo Nông nghiệp và Môi trường đã có một cuộc trò chuyện với ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO) với chủ đề kinh tế tư nhân trên mặt trận nông nghiệp và môi trường.
Bài phân tích của ông Phạm Quốc Liêm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc Công ty Unifarm về hiện trạng và giải pháp để đưa ngành chuối sớm đạt mục tiêu xuất khẩu tỷ USD và tham gia vào nhóm dẫn dắt ngành hàng toàn cầu. Một khi chuối thành công thì các ngành hàng khác cũng có thể thành công tương tự.
Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN Nguyễn Thị Trà My chia sẻ khát vọng xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp trong diễn đàn của Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu 2025.
Việc thay đổi tên, địa chỉ... do mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7 khiến doanh nghiệp lúng túng trong cập nhật thông tin theo Lệnh 248 của Hải quan Trung Quốc. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS giải đáp vấn đề này.
Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...
Bà con không chỉ làm nông, bà con có thể làm người kể chuyện của làng. Từ những trái tầm bóp hôm nay, sẽ nảy nở nên một tương lai ngọt lành cho làng quê.
Các chính sách quốc tế cho thấy chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm (LTTP) không thể tách rời yếu tố bao trùm xã hội và phối hợp đa ngành.