Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?

Hồng Thắm - Thứ Sáu, 04/07/2025 , 18:07 (GMT+7)

Việc thay đổi tên, địa chỉ... do mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7 khiến doanh nghiệp lúng túng trong cập nhật thông tin theo Lệnh 248 của Hải quan Trung Quốc. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS giải đáp vấn đề này.

Việc chuyển đổi sang mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1/7/2025 khiến nhiều doanh nghiệp bối rối trong vấn đề cập nhật địa chỉ công ty, nhà máy sản xuất, cơ sở chế biến, mã số xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu Lệnh 248 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam giải đáp những băn khoăn của doanh nghiệp liên quan đến việc cập nhật địa chỉ công ty, nhà máy sản xuất, cơ sở chế biến và mã số xuất khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu của Lệnh 248 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Ảnh: Tùng Đinh.

Thông tin về vấn đề này, tại Diễn đàn kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản vùng Tây Bắc, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật của Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho hay, hiện có 3.842 mã sản phẩm của các cơ sở chế biến thực phẩm được Trung Quốc cấp phép nhập khẩu theo quy định 248 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Trong đó, có khoảng 1.500 mã thuộc nhóm 18 mặt hàng có nguy cơ cao về mất an toàn thực phẩm do 5 cơ quan thẩm quyền của Việt Nam quản lý là: Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Cục Chăn nuôi và Thú y; Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường; Cục An toàn thực phẩm; Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)…; còn lại trên 2.000 mã sản phẩm có nguy cơ thấp do doanh nghiệp tự đăng ký.

Khi doanh nghiệp đăng ký hồ sơ trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm vào thị trường Trung Quốc (CIFER) của Tổng cục Hải quan Trung Quốc phải khai báo địa chỉ doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2025, Việt Nam áp dụng mô hình chính quyền hai cấp, gồm tỉnh và xã, với 34 tỉnh, thành và 3.321 xã trên toàn quốc. Như vậy, có sự thay đổi địa chỉ doanh nghiệp so với hồ sơ đăng ký trước ngày 1/7/2025.

Căn cứ điều 19, Quy định 248 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc: Trong thời hạn hiệu lực của việc đăng ký, nếu thông tin đăng ký của doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu thay đổi thì nộp hồ sơ thay đổi đến Tổng cục Hải quan thông qua kênh đăng ký và nộp các tài liệu sau: (1) Bảng đối chiếu thông tin thay đổi theo mục đăng ký; (2) Các tài liệu chứng minh liên quan đến thông tin thay đổi. Nếu Tổng cục Hải quan Trung Quốc xét thấy sau khi thẩm định có thể thay đổi thì thực hiện thay đổi. 

Trong trường hợp hàng đến cửa khẩu bị vướng mắc về quy định đăng ký tên, địa chỉ..., doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với Văn phòng SPS Việt Nam. Ảnh: NMMT.

Vì vậy, ngay từ ngày 19/6/2025, tại Phiên họp Ủy ban SPS-WTO lần thứ 92 tại Thụy Sỹ, Văn phòng SPS Việt Nam đã phối hợp với Phái Đoàn thường trực của Việt Nam tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ tổ chức cuộc họp song phương với đại diện Tổng cục Hải quan Trung Quốc và Phái Đoàn thường trực của Trung Quốc tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ để thông báo về việc, từ ngày 1/7/2025, Việt Nam áp dụng mô hình chính quyền hai cấp, gồm tỉnh và xã, sẽ có sự thay đổi thông tin địa chỉ của doanh nghiệp đã đăng ký trên hệ thống CIFER.

Việt Nam đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc phối hợp, hỗ trợ và có giải pháp để không làm gián đoạn việc xuất khẩu nông sản thực phẩm từ Việt Nam sang Trung Quốc theo Quy định 248.

Văn phòng SPS Việt Nam sẽ tham mưu Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam có công hàm gửi Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề nghị phối hợp chặt chẽ để không ảnh hưởng đến việc xuất khẩu nông sản thực phẩm của Việt Nam do ảnh hưởng của việc chuyển đổi hệ thống chính quyền hai cấp.

Văn phòng SPS Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm theo Quy định 248, trong trường hợp hàng đến cửa khẩu bị vướng mắc về quy định đăng ký tên, địa chỉ doanh nghiệp… liên hệ trực tiếp với cơ quan đầu mối quốc gia về Thông báo và hỏi đáp về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Môi trường) để được hỗ trợ.

Thông tin liên hệ:

Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Địa chỉ: Nhà A3, số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: Chuyên viên Đinh Đức Hiệp: 0912 820 930.

Email: spsvietnam@mae.gov.vn

Hồng Thắm
Tin khác
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược

Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp, hiệp hội Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế ở Đông Nam Á.

Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn
Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn

500 tấn gạo phát thải thấp được Công ty Trung An xuất sang Nhật Bản có giá 820 USD/tấn. Đây là mức giá tốt, giúp nông dân có động lực đẩy mạnh sản xuất.

Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca
Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca

Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh
Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh

Một gian hàng miễn phí trong hai năm tại chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh sẽ được dành cho nông sản Việt Nam.

Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá
Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá

Thái Bình được định vị là một "cửa ngõ ra biển mới" và một cực tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân