Hà Nội hồi sinh sông 'chết': [Bài cuối] Không thể có Thủ đô văn minh bên những dòng sông đen

Minh Phúc - Thứ Năm, 06/03/2025 , 06:38 (GMT+7)

Theo GS Nguyễn Quang Ngọc, các dòng sông là 'bộ mặt' của Thủ đô. Bởi vậy, không thể có Thủ đô hiện đại, văn minh với một 'bộ mặt' đen và nhem nhuốc như vậy.

Đừng để bộ mặt của Thủ đô nhem nhuốc

Góp ý về giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước vùng phía Tây Hà Nội, GS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - nhắc lại, trong Chiếu dời đô, vua Lý Thái Tổ có viết: “Tiện giang sơn hướng bội chi nghi” (có thể hiểu là: Kinh đô dựa vào núi Tản Viên và Tam Đảo ở hai bên, nhìn ra sông Hồng). Cho nên, sông Hồng trở thành thành “động mạch chủ” cho sự phát triển của kinh đô Thăng Long.

Khi người Pháp đô hộ nước ta, họ bắt đầu xây dựng hệ thống đường bộ xung quanh dòng sông Hồng. Gần đây, dường như chúng ta quan niệm quay lưng vào sông, núp dưới đê. Và khi xảy ra lũ lụt lớn, bà con bảo chúng ta núp dưới đê là đúng, quay lưng vào sông là đúng.

GS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - chia sẻ về tầm quan trọng của việc xử lý ô nhiễm các dòng sông nội đô Hà Nội. Ảnh: Minh Phúc.

“Tôi nói rằng, thực tế tổ tiên của chúng ta ngày trước không "nhát gan" như thế, mà quay mặt ra sông, lấy sông là trung tâm của mọi hoạt động. Đó là trung tâm của hoạt động kinh tế, trung tâm của sáng tạo văn hóa. Hiện nay, trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, tôi thấy có nhiều điểm đột phá nổi bật, đó là chúng ta đã quay trở lại với dòng sông Hồng và coi nó như trục trung tâm chủ đạo, gắn với các chi lưu phía đông và phía tây”, GS Nguyễn Quang Ngọc phân tích và nhấn mạnh, chúng ta phải nghĩ rằng tồn tại mối quan hệ giữa sông Hồng với các chi lưu.

Ông cũng nêu quan điểm, Hà Nội không thể phát triển được nếu sông Hồng và các chi lưu không thể trở lại dòng chảy bình thường như nó đã tồn tại tại hàng nghìn năm qua. Nếu chúng ta không có giải pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm của các dòng sông thì không thể có một Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại.

Nhà sử học cho rằng, trước hay sau thì sông Hồng vẫn phải được quan tâm đầu tiên. Dẫn chứng số liệu mà GS Đào Xuân Học và các nhà khoa học Viện Quy hoạch Thủy lợi nêu, GS Nguyễn Quang Ngọc cảm thấy kinh ngạc vì chỉ một câu chuyện khai thác cát thôi đã làm hạ mực nước sông Hồng xuống 4,5m. Ông cho rằng: “Đó là lỗi của chúng ta. Chúng ta đã bỏ quên dòng sông Hồng. Chúng ta đã để cát tặc tàn phá sông Hồng đến kinh sợ. Bây giờ phải có cách nào để ngăn chặn”.

Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam kể, có lần ông cùng GS Đào Xuân Học khảo sát tuyến sông Hồng, vài trăm mét lại có núi cát, cát cứ trùng trùng điệp điệp. Nếu cứ để dòng sông bị tàn phá như vậy thì chúng ta có làm bao nhiêu công trình, cuối cùng nó vẫn hư hỏng. Ông cũng nhấn mạnh, việc đưa ra các giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước cho vùng Tây Hà Nội cũng chính là giải pháp tổng thể để Hà Nội phát triển bền vững, chứ không chỉ là câu chuyện ngành thủy lợi.

Công nghệ xây dựng đập đảm bảo thoát lũ sông Hồng tuyệt đối

Trả lời băn khoăn của GS Nguyễn Quang Ngọc là, khi xây đập dâng trên sông Hồng thì có ảnh hưởng đến việc thoát lũ trong mùa mưa bão hay không? GS Trương Đình Dụ, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu về công nghệ xây dựng trên sông, khẳng định: Trước đây khi nhắc đến hai chữ "đập dâng" trên sông Hồng thì mọi người rất sợ, thậm chí không dám nghĩ tới. Bởi lũ sông Hồng cực kỳ nguy hiểm, là vấn đề an ninh đặc biệt quan trọng của quốc gia, trong khi đó nhiều người nghĩ rằng đập là công trình chôn chặt vào đất, chiếm dụng rất nhiều tiết diện lòng dẫn. Nhưng hiện tại, chúng ta có rất nhiều công nghệ xây đập dâng nước trên sông Hồng, cả đập di động và đập cố định, với chi phí rẻ và đảm bảo thoát lũ tuyệt đối (100%).

GS Trương Đình Dụ - nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu về công nghệ xây dựng trên sông. Ảnh: Minh Phúc.

Điển hình nhất là công nghệ đập dâng cửa van bằng xi lanh thủy lực. Đáy đập được làm bằng dạng hộp, đặt dưới đáy sông (đỉnh hộp ngang bằng đáy sông). Vào mùa khô, thiếu nước, khi cần thiết có thể dùng xi lanh thủy lực nâng cửa van dựng lên để dâng nước. Đến cuối mùa khô, chúng ta chỉ cần hạ cửa van xuống sát đáy sông để trả lại toàn bộ diện tích dòng chảy thoát lũ cho sông Hồng. Làm đập bằng công nghệ này thì an toàn tuyệt đối, nhưng ở phía trên không kết hợp làm cầu bắc qua sông được.

Còn một phương án xây đập nữa, đó là chúng ta làm các trụ bê tông cốt thép trong lòng sông (như trụ cầu), khoảng cách các trụ là 60m để gắn cửa van, phía trên kết hợp làm cầu. Và ở vị trí xây dựng đập, chúng ta mở rộng tiết diện lòng sông, đến cuối mùa khô chỉ cần kéo cửa van lên là đảm bảo không ảnh hưởng đến dòng chảy thoát lũ. Trên thế giới đã có đập dâng cửa van rộng 99m rồi nên Việt Nam hoàn toàn có thể làm được.

Cũng theo GS Trương Đình Dụ, phải khẳng định rằng sông Hồng không thiếu nước (vì đã có hồ thủy điện điều xả thường xuyên) mà là bị hạ thấp mực nước do lòng dẫn tụt sâu. Do đó, làm đập dâng sẽ không ảnh hưởng gì đến hạ du, bởi lượng nước lấy vào các dòng sông nhánh không đáng kể. Do đó, nếu xây đập dâng trên sông thì chỉ có lợi chứ không có tổn hại gì lớn ở đây cả.

Hà Nội nói gì về phương án xây đập trên sông Hồng và sông Đà?

Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội chia sẻ về giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước khu vực Tây Hà Nội, ông Nguyễn Đình Du - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai (Sở Nông nghiệp và Môi trường) - cho biết, quan điểm của Hà Nội là tất cả nghiên cứu, quy hoạch đã được phê duyệt thì thành phố sẽ quyết tâm triển khai.

Ví dụ, khi có ý tưởng xây dựng đập dâng Xuân Quan trên sông Hồng và đập Long Tửu trên sông Đuống, Thành phố Hà Nội đã quan tâm và chỉ đạo. Chúng tôi đã thu thập thông tin để xem xét có thể đưa vào kế hoạch đầu tư công hay không, và đã đưa ra đề xuất vào Quy hoạch Thủ đô, nhưng hiện tại Phụ lục này của Quy hoạch chưa được duyệt. Riêng với hai đập trên sông Hồng và sông Đuống vẫn phải nghiên cứu tiếp.

Ông Nguyễn Đình Du - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội. Ảnh: Minh Phúc.

“Quan điểm của chúng tôi là, nếu làm đập trên sông Hồng và sông Đuống chỉ để phục vụ cấp nước vào cống Xuân Quan và cống Long Tửu thì Hà Nội không đồng ý, bởi như vậy thì nguồn nước chỉ phục vụ cho Hưng Yên và các địa phương khác, Hà Nội không được hưởng gì từ những đập dâng đó. Do đó, các đơn vị nghiên cứu và thiết kế cần tính toán xây đập dâng Xuân Quan ở cao trình +4,5m trở lên để có thể dâng nước, cấp nguồn cho cống Cẩm Đình (đưa nước vào sông Đáy, sông Nhuệ...). Còn xây đập cao hơn để dâng nước đến trạm Trung Hà (huyện Ba Vì) thì cần phải tính toán thêm”, ông Nguyễn Đình Du kiến ​​nghị, cần cố gắng làm sao sớm xác định vị trí xây đập và cao trình đập. Nếu vị trí đập được đặt trên địa bàn Thành phố Hà Nội thì thành phố cũng có thể đầu tư vì ngân sách của thành phố có thể đảm đương được.

Còn về ý tưởng lấy nước trên sông Đà, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai Hà Nội thống nhất quan điểm, đập sông Đà chỉ phục vụ cung cấp nguồn nước chủ động cho sông Tích, còn đập dâng ở sông Hồng phục vụ nguồn nước cho sông Đáy trở xuống thì phù hợp hơn.

GS Nguyễn Quốc Dũng - Phó Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam - cho rằng, vừa rồi chúng ta quan tâm cho ĐBSCL rất nhiều, nhưng đã đến lúc Nhà nước cần quan tâm đúng cho Đồng bằng sông Hồng.

Đối với vấn đề ô nhiễm các dòng sông vùng Tây Hà Nội, quan điểm của ông Dũng là “Hà Nội không chỉ cần đầu tư không tiếc mà phải đầu tư xứng tầm của Thủ đô. Việc xây dựng trạm bơm dã chiến để xử lý ô nhiễm các dòng sông, có chăng chỉ là giải pháp nhất thời, về lâu dài không thể như vậy được”.

Minh Phúc
Tin khác
Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị
Indonesia đẩy mạnh startup xe điện, chiếm lĩnh chuỗi giá trị

Indonesia đang nuôi tham vọng trở thành trung tâm sản xuất xe điện và pin toàn cầu, nhờ tài nguyên, chính sách thuận lợi và làn sóng startup sáng tạo.

Nuôi gà du mục kiểu ‘lười’
Nuôi gà du mục kiểu ‘lười’

Phú Thọ Không xây chuồng trại, không gây ô nhiễm môi trường. Anh Đức dùng ô tô cũ làm chuồng di động, đưa gà ra đồi kiếm ăn, vừa nuôi gà, vừa làm cỏ, cải tạo đất.

Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương
Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là cây bút truyện ngắn xuất sắc, mà ông còn dành nhiều tâm tư trong các tiểu luận về vai trò nhà văn và công nghệ văn chương.

Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản
Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản

Trường Excel Career College triển khai một chương trình đào tạo hoàn toàn miễn phí, nhằm trang bị kiến thức về ứng dụng AI cho lực lượng lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả

Nuôi kiến vàng giúp vườn cây có múi giảm sâu bệnh, nâng cao chất lượng trái, tiết kiệm chi phí nhưng ít nhà vườn áp dụng.

Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng
Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng

Một nữ tiếp viên hàng không ở Trung Quốc đã nghỉ việc và quay về quê nhà để làm nghề nuôi lợn, kiếm được 28.000 USD, tương đương 686 triệu đồng chỉ trong 2 tháng.

Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng
Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng

YÊN BÁI Theo kinh nghiệm, hành và tỏi có chứa các hợp chất tự nhiên có khả năng xua đuổi nhiều loại côn trùng gây hại.

Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa
Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa

Tại ĐBSCL, các địa phương đã thả hàng trăm triệu con ong ký sinh cùng các thiên địch khác để khống chế dịch sâu đầu đen hại dừa.

Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn
Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn

Nguyễn Huy Thiệp vẽ gốm và những tác phẩm gốm lấy cảm hứng từ tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, được hội ngộ tại triển lãm ‘Gốm Thiệp’ ở Hà Nội.

Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay

Trịnh Công Sơn trong chiến tranh và trong hòa bình, đều ngợi ca sức sống bất tận của làng quê Việt Nam, mà thời gian càng lùi xa càng thấy đáng trân trọng.

Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ
Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ

Một địa danh gắn bó với tuổi thơ và gia đình, dẫu đổi thay ra sao, vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong hành trình buồn vui của mỗi con người.

Agribank - Hành trình 37 năm khẳng định vị thế, vinh danh thương hiệu quốc gia
Agribank - Hành trình 37 năm khẳng định vị thế, vinh danh thương hiệu quốc gia

Hơn ba thập kỷ không ngừng đổi mới và phát triển, Agribank đã trở thành trụ cột quan trọng của ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam.