Hà Nội hồi sinh sông 'chết': [Bài 4] Xây đập dâng trên sông Hồng, sông Đà

Minh Phúc - Thứ Tư, 05/03/2025 , 05:27 (GMT+7)

Nhiều chuyên gia hàng đầu về thủy lợi cùng bàn luận các phương án xây đập dâng trên sông Hồng, sông Đà để hồi sinh các dòng sông phía Tây Hà Nội.

Đề xuất đưa vào quy hoạch 1 đập dâng trên sông Đà

Tại Hội thảo Giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước vùng phía Tây Hà Nội do Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam phối hợp với Viện Quy hoạch Thủy lợi và Chương trình Khoa học và công nghệ cấp quốc gia KC.14/21-30 (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức mới đây, vấn đề làm sống lại các dòng sông "chết" phía Tây Hà Nội được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm.

Ông Đỗ Văn Thành, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi. Ảnh: Minh Phúc.

Thay mặt Viện Quy hoạch Thủy lợi, ông Đỗ Văn Thành cho biết, trong các quy hoạch thủy lợi được phê duyệt thời gian qua, đã có 2 đập dâng trên sông Hồng, sông Đuống để khắc phục tình trạng hạ thấp mực nước, đảm bảo các công trình đầu mối có thể lấy nước tự chảy vào sông Nhuệ, sông Đáy… Song song đó, trong quy hoạch cũng đề xuất cải tạo các hệ thống thủy lợi lớn là: Phù Sa, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tích để đảm bảo tưới cho gần 80.000ha.

Về tính toán lựa chọn cao trình đập dâng trên sông Hồng, ông Thành cùng Viện Quy hoạch Thủy lợi đã khảo sát các vị trí xây đập khu vực cống Xuân Quan, cống Long Tửu và đưa ra kết luận, vị trí phù hợp để xây đập Xuân Quan trên sông Hồng nằm cách hạ lưu cống Xuân Quan 1km, còn đập dâng Long Tửu trên sông Đuống nằm ở vị trí cách cống Long Tửu gần 11km (tức vị trí thượng lưu cầu Phù Đổng).

Viện Quy hoạch Thủy lợi đề xuất vị trí xây đập dâng Xuân Quan trên sông Hồng và đập dâng Long Tửu trên sông Đuống. Ảnh: Minh Phúc.

“Chúng tôi tính toán cao trình đập ở nhiều mức khác nhau. Cụ thể, với điều kiện hiện nay, nếu xây đập Xuân Quan ở cao trình +2m, chúng ta chỉ giải quyết được vấn đề cấp nước vào sông Bắc Hưng Hải qua cống Xuân Quan và đưa nước một phần vào cống Liên Mạc (đầu nguồn sông Nhuệ). Còn đối với cao trình đập là +3m, chúng ta vẫn chưa đưa được nước vào cống Cẩm Đình (đầu nguồn sông Đáy). Nếu làm đập với cao trình +4,5m thì sẽ cấp đủ nguồn cho cống Xuân Quan 80m3/s, cống Liên Mạc 36m3/s, cống Cẩm Đình 36m3/s, và cống Lương Phú 5-7m3/s.

Còn nếu làm đập dâng Xuân Quan lên cao trình +6m, sẽ giải quyết được toàn diện, bao gồm cả cống Lương Phú (với lưu lượng 26 - 28m3/s). Tuy nhiên, do vấn đề thoát lũ và lo ngại ảnh hưởng mặn vùng hạ du, nên Viện Quy hoạch Thủy lợi chọn giải pháp là xây đập ở cao trình +4,5m.

Mô hình hiệu quả dâng nước tại các vị trí cống Xuân Quan, cống Liên Mạc, cống Cẩm Đình, cống Lương Phú khi xây đập Xuân Quan tương ứng với các cao trình đập +2m, +3m và +4,5m. Ảnh: Minh Phúc.

Đặc biệt, khi xây dựng xong đập, sẽ nâng cao khả năng lấy nước vào sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích, góp phần cải thiện môi trường và làm sống lại các con sông. Ngoài ra, toàn bộ sông Hồng sẽ trở thành một mặt thoáng rất lớn, có thể phát triển du lịch, cảnh quan chứ không bị cạn kiệt, trơ đáy”, ông Đỗ Văn Thành chia sẻ.

Đối với phương án xây dựng đập dâng Thuần Mỹ trên sông Đà (của Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam) đưa nước vào sông Tích và đầu tư các hạng mục công trình điều tiết, dẫn nước từ sông Tích cấp nguồn cho sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, ông Đỗ Văn Thành cho biết, trước đó một số nhà khoa học như GS Trần Đình Hòa và GS Phạm Hồng Giang đã có nghiên cứu và đề xuất xây đập dâng ở đây. Trong quy hoạch thủy lợi vừa qua, chúng ta chưa đưa nội dung này vào.

Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi là đồng tình với chủ trương xây đập dâng Thuần Mỹ trên sông Đà, vì chi phí thấp và không tác động nhiều đến hạ du, đồng thời có thể dâng cao mực nước kết hợp thủy điện theo yêu cầu của ngành điện. Còn đối với việc chuyển nước từ sông Tích sang sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch “hồi sinh” các dòng sông nội đô cần phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, đảm bảo tính khả thi về kinh tế - kỹ thuật và các tác động liên quan.

Đề xuất xây đập dâng Xuân Quan cao 6m

Về phương án xây đập dâng trên sông Hồng, GS.TS Đào Xuân Học, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, cho rằng, khi làm đập ở cao trình +4,5m, Viện Quy hoạch Thủy lợi khẳng định là lấy được nước vào sông Nhuệ, sông Đáy và sông Bắc Hưng Hải rồi. Nhưng, các trạm bơm phía trên như trạm bơm Trung Hà, Sơn Đà (trên sông Đà), Bạch Hạc, Đại Định và công trình đầu mối ven sông Thao, sông Lô vẫn chưa lấy được nước. Đó là vấn đề chúng ta phải cân nhắc.

GS.TS Đào Xuân Học cho rằng, cần nghiên cứu xây đập dâng Xuân Quan trên sông Hồng cao tối thiểu 6m để giải quyết bài toán nguồn nước chủ động cho cả sông Tích, sông Nhuệ, sông Đáy và Bắc Hưng Hải. Ảnh: Minh Phúc.

“Khi góp ý với Viện Quy hoạch Thủy lợi, tôi có đưa ra quan điểm cá nhân, là cần tính toán xây đập dâng cao tối thiểu +6m để đảm bảo cống Thuần Mỹ cũng lấy được 28m3/s vào sông Tích”. GS Học phân tích thêm, sở dĩ trước đây Hà Nội làm cống Thuần Mỹ với thiết kế 60m3/s là vì muốn bổ sung nguồn nước thay thế cho nguồn nước hồ Đồng Mô - Ngải Sơn phục vụ cấp nước cho 16.000ha sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giữ mực nước hồ Đồng mô - Ngải Sơn luôn ổn định, không ảnh hưởng đến Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Nhưng, với hiện trạng bây giờ, tôi khẳng định là khu tưới thay thế cho hồ Đồng Mô - Ngải Sơn không đến mức 16.000ha nữa, mà thu hẹp đi rất nhiều, do lấy đất để làm các dự án xây dựng Đại học Quốc gia cùng các dự án phát triển khu đô thị... Bởi vậy, nhu cầu nguồn nước của sông Tích thực tế là không lớn.

Bên cạnh đó, sau khi xây xong đập dâng Xuân Quan ở cao trình tối thiểu +4,5m trên sông Hồng thì hoàn toàn có thể cấp được nước cho sông Nhuệ, sông Đáy rồi, nên không cần đặt vấn đề lấy nước từ sông Đà để cấp nguồn cho sông Nhuệ, sông Đáy qua sông Tích nữa, vì quãng đường quá xa.

Trước quan điểm của Viện Quy hoạch Thủy lợi cho rằng xây đập dâng Xuân Quan cao 6m sẽ ảnh hưởng đến xâm nhập mặn ở hạ lưu đập, GS Đào Xuân Học thẳng thắn bày tỏ: “Tôi rất ngạc nhiên với quan điểm này của các nhà quy hoạch. Vì, xâm nhập mặn liên quan đến việc xả nước về hạ lưu bao nhiêu, chứ không liên quan đến đập cao bao nhiêu. Đó là hai vấn đề rất khác nhau. Nếu chúng ta phối hợp với ngành điện để xả lượng nước phù hợp, đảm bảo dòng chảy môi trường, thì hoàn toàn có thể đẩy mặn ở vùng hạ du”.

Cần đầu tư theo tinh thần không hối tiếc để tránh lãng phí nguồn nước

Đối với phương án xây đập dâng trên sông Đà để lấy nước qua cống Thuần Mỹ lưu lượng 100m3/s, sau đó chia nước cho sông Bùi, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, TS Tô Văn Trường cho rằng, mặc dù phương án trên tính toán đúng về mặt thủy lực để chuyển nước từ sông Đà vào 4 dòng sông, nhưng tổn thất nguồn nước dọc đường (khoảng 70km) là rất lớn nên cần phải tính toán lại kỹ càng hơn.

TS Tô Văn Trường cho rằng, cần đầu tư không hối tiếc để hồi sinh các dòng sông. Ảnh: Minh Phúc.

Sau khi nghiên cứu tất cả các phương án cấp nguồn tự chảy cho các dòng sông, TS Tô Văn Trường đưa đến kết luận, các phương án có sự trùng lặp nhau. Đó là, đề tài nghiên cứu độc lập của GS Trần Đình Hòa thực hiện cách đây đã lâu (trước năm 2010) cũng đề xuất xây dựng đập dâng trên sông Đuống, sông Hồng và sông Đà. Nhưng phương án xây dựng đập dâng trên sông Đà của Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam có tính chi tiết hóa hơn. Do đó, vấn đề cần làm lúc này là phải có một cơ quan chủ trì, tập hợp lại các nghiên cứu, các nguồn thông tin, tư liệu và “chất xám” để chúng ta kế thừa, có bài học kinh nghiệm và giải quyết bài toán tổng thể, lâu dài. Và khi đầu tư phải không hối tiếc để tránh lãng phí.

“Khi con người tác động vào tự nhiên thì bao giờ cũng có cái được và mất, không bao giờ chúng ta được tất cả. Vậy bây giờ phải nghiên cứu làm sao để chúng ta có được cái lợi nhiều nhất và mất ít nhất. Còn ở góc độ này, góc độ kia có người phản đối, thì đó chỉ là một góc nhìn. Người quyết định phải biết tổng hợp, phải hiểu các bài toán trước đó để phân tích, đánh giá và lựa chọn”, TS Tô Văn Trường chia sẻ.

Minh Phúc
Tin khác
Nuôi gà du mục kiểu ‘lười’
Nuôi gà du mục kiểu ‘lười’

Phú Thọ Không xây chuồng trại, không gây ô nhiễm môi trường. Anh Đức dùng ô tô cũ làm chuồng di động, đưa gà ra đồi kiếm ăn, vừa nuôi gà, vừa làm cỏ, cải tạo đất.

Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương
Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là cây bút truyện ngắn xuất sắc, mà ông còn dành nhiều tâm tư trong các tiểu luận về vai trò nhà văn và công nghệ văn chương.

Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản
Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản

Trường Excel Career College triển khai một chương trình đào tạo hoàn toàn miễn phí, nhằm trang bị kiến thức về ứng dụng AI cho lực lượng lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả

Nuôi kiến vàng giúp vườn cây có múi giảm sâu bệnh, nâng cao chất lượng trái, tiết kiệm chi phí nhưng ít nhà vườn áp dụng.

Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng
Tiếp viên hàng không về quê nuôi lợn, 2 tháng kiếm 686 triệu đồng

Một nữ tiếp viên hàng không ở Trung Quốc đã nghỉ việc và quay về quê nhà để làm nghề nuôi lợn, kiếm được 28.000 USD, tương đương 686 triệu đồng chỉ trong 2 tháng.

Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng
Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng

YÊN BÁI Theo kinh nghiệm, hành và tỏi có chứa các hợp chất tự nhiên có khả năng xua đuổi nhiều loại côn trùng gây hại.

Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa
Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa

Tại ĐBSCL, các địa phương đã thả hàng trăm triệu con ong ký sinh cùng các thiên địch khác để khống chế dịch sâu đầu đen hại dừa.

Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn
Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn

Nguyễn Huy Thiệp vẽ gốm và những tác phẩm gốm lấy cảm hứng từ tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, được hội ngộ tại triển lãm ‘Gốm Thiệp’ ở Hà Nội.

Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay

Trịnh Công Sơn trong chiến tranh và trong hòa bình, đều ngợi ca sức sống bất tận của làng quê Việt Nam, mà thời gian càng lùi xa càng thấy đáng trân trọng.

Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ
Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ

Một địa danh gắn bó với tuổi thơ và gia đình, dẫu đổi thay ra sao, vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong hành trình buồn vui của mỗi con người.

Agribank - Hành trình 37 năm khẳng định vị thế, vinh danh thương hiệu quốc gia
Agribank - Hành trình 37 năm khẳng định vị thế, vinh danh thương hiệu quốc gia

Hơn ba thập kỷ không ngừng đổi mới và phát triển, Agribank đã trở thành trụ cột quan trọng của ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam.

NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ
NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ

Hà Tĩnh sẽ đưa các giống chè mới chất lượng tốt và khả năng chịu hạn vào sản xuất như PH8, PH9, LCT1, TRI5.0 PH22, Hương Bắc Sơn…