'Đó rách ngáng trộ' có nghĩa là gì

Đặng Quỳnh Lê - Thứ Ba, 23/01/2024 , 06:34 (GMT+7)

Câu chuyện bác thợ nề ở Hà Tĩnh uống rượu quá chén quên đường về, còn lưu danh bạ lưu tên vợ là 'Đó rách ngáng trộ' làm dân tình một phen cười nghiêng ngả.

Cái đó là nông cụ thân thuộc với bà con nông dân Nghệ An, Hà Tĩnh. Ảnh: KTNT.

Rất nhiều người đã thắc mắc tranh luận về câu thành ngữ này, ngay cả nhiều với người ở Nghệ An, Hà Tĩnh quen thuộc với câu thành ngữ này cũng cảm thấy khó hiểu hết ý nghĩa của nó. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng làm rõ ý nghĩa của nó.

Trộ tức là chỗ - địa điểm đặt đó thuận lợi ở những nơi nước chảy. Thường lúc nước to, người ta lợi dụng các đặc tính di chuyển theo dòng nước của cá, tôm… rồi tìm chỗ đặt đó để bắt. 

Đó là công cụ hiệu quả để đánh bắt ở các “trộ” theo đặc tính trên. Đó là một dụng cụ hình ống tròn làm bằng các thanh tre vót tròn, một đầu to, một đầu nhỏ được buộc túm lại bên dưới (ở một số nơi có tấm bịt đầu hình tròn), ở đầu to người ta chế ra một dụng cụ gọi là cái tôi, như cái phễu. Cái tôi có tác dụng cá, tôm, cua, lươn, chạch… chui vào nhưng không ra được. Trong cái đó, thì cái tôi là cái khó làm nhất, lại hay hỏng, khó thay thế, nên nói “đó rách” thì thường cái tôi bị rách, các loài vật vào được nhưng vẫn ra được.

Đó thường đặt lúc đêm đến (Đêm đến đem đèn đi đâu đó/ Đêm đến đem đèn đi đơm đó đây), tầm 4, 5 giờ sáng thì lấy về. Không có nhiều vị trí đẹp tức là nơi có thể bắt được nhiều cá ở đồng ruộng để đặt đó. Ngay cả khi biết được vị trí đẹp để đặt đó thì khi đến nơi nếu thấy người khác đã đặt rồi thì mình cũng không thể tranh giành chỗ đó được, đành tìm chỗ khác.

Vậy hiểu câu “đó rách ngáng trộ” này nghĩa là gì? Về mặt nghĩa đen, khi ai đó tới một vị trí đặt đó nhưng ai kia đã đặt đó của họ rồi, nhưng cái đó đó đã hỏng, không bắt được cá tôm nữa. Nhưng cũng không làm gì được, vì người ta đã đặt trước rồi, không thể vứt nó đi, mà cũng không đặt đó của mình vào đó được. Nếu chỉ là cái đó hỏng, cản trở dòng chảy thì chỉ cần vứt nó đi chỗ khác, đằng này đây là cái đó do người khác đặt, một nơi đặt đó sẽ bắt được cá tôm nhiều, mà không đặt đó của mình được, trong lòng thấy tiếc.

Về nghĩa bóng câu thành ngữ trên có ý nói rằng: chúng ta biết cái gì đó là vô dụng, cản trở cho sự phát triển nhưng cũng không thể thay thế nó, đành chấp nhận với điều đó. Ví dụ trong một cơ quan, nói: “hắn là đó rách ngáng trộ”, nghĩa là một người không có tác dụng gì nhiều trong cơ quan, nhưng không thể sa thải được, vẫn ngồi cái ghế đó mà không ai làm gì được. Đó là cái ý nghĩa độc đáo, thâm thúy của câu thành ngữ.

Bác Sự trong trường hợp này giải thích là "Vợ chồng sống với nhau lâu năm nên tôi lưu hài hước như thế chứ không có ý gì. Đó rách ngáng trộ có ý nói là vợ không làm nên trò trống gì lại cản trở người khác”. Nghĩa đầy đủ là (ý nghĩa mang tính bông lơn, hài hước) người vợ không làm nên trò trống gì, lại cản trở, mà không thể thay được, tức không bỏ được.

Đặng Quỳnh Lê
Tin khác
Cốt cách người Việt qua lối sống ăn mặc thong dong
Cốt cách người Việt qua lối sống ăn mặc thong dong

Cốt cách người Việt được tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng tìm hiểu và phác thảo những nét sinh động trong cuốn sách ‘Việt Nam ăn mặc thong dong’.

'Lệ Chi Viên' tái dựng cuộc đời anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi
'Lệ Chi Viên' tái dựng cuộc đời anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi

‘Lệ Chi Viên’ được tái dựng từ ‘Bí mật vườn Lệ Chi’ nổi tiếng hơn hai thập niên trước, cho thấy sân khấu về đề tài lịch sử vẫn có sức hấp dẫn công chúng.

Thanh kiếm và lưỡi cày
Thanh kiếm và lưỡi cày

Nếu mỗi người sẽ có đủ minh triết để vui vẻ hài lòng với những điều nhỏ nhặt mình làm thì thanh kiếm sẽ không cần tồn tại nữa. Khi điều đó chưa xảy ra thì thanh kiếm vẫn còn hiện diện bên lưỡi cày.

30/4 năm nay, các bạn đi đâu?
30/4 năm nay, các bạn đi đâu?

Tôi cảm thấy biết ơn với những người đã ngã xuống. Biết ơn với những người còn sống – tiếp tục sống một cuộc đời bình dị mà đẹp đẽ như ông tôi. Và đó là lý do 30/4 năm nay, tôi không đi đâu cả. Tôi chỉ muốn về với ông mệ.

Ba tôi nhận lệnh mở đường Trường Sơn
Ba tôi nhận lệnh mở đường Trường Sơn

Ba tôi, Thiếu tướng Võ Bẩm, là tư lệnh đầu tiên của lực lượng mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại.  

Nhớ ơn thế hệ chân trần chí thép đánh bại công nghệ của siêu cường
Nhớ ơn thế hệ chân trần chí thép đánh bại công nghệ của siêu cường

Chúng tôi biết ơn thế hệ đi trước - những người đã bám trụ trong lòng đất chật hẹp để chiến đấu giành độc lập dân tộc cho thế hệ hôm nay được sống và học tập trong bầu trời hòa bình.

Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình
Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình

Nhà thơ Nguyễn Duy thực hiện chuyến đọc thơ xuyên Việt chủ đề ‘Tìm thân nhân’ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, với chương trình đầu tiên tại TP.HCM sáng 20/4.

Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương
Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là cây bút truyện ngắn xuất sắc, mà ông còn dành nhiều tâm tư trong các tiểu luận về vai trò nhà văn và công nghệ văn chương.

Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn
Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn

Nguyễn Huy Thiệp vẽ gốm và những tác phẩm gốm lấy cảm hứng từ tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, được hội ngộ tại triển lãm ‘Gốm Thiệp’ ở Hà Nội.

Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay

Trịnh Công Sơn trong chiến tranh và trong hòa bình, đều ngợi ca sức sống bất tận của làng quê Việt Nam, mà thời gian càng lùi xa càng thấy đáng trân trọng.

Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ
Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ

Một địa danh gắn bó với tuổi thơ và gia đình, dẫu đổi thay ra sao, vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong hành trình buồn vui của mỗi con người.

Bên trong Thái y viện triều Nguyễn
Bên trong Thái y viện triều Nguyễn

Những ai từng học nghề thuốc và hành nghề thầy lang giỏi, bất kể nguồn gốc xã hội đều có thể sát hạch vào Thái y viện. Cứ 2 năm triều Nguyễn lại định kỳ kiểm tra chất lượng và năng lực của các y quan.