Người Việt nói tiếng Việt sao cho lưu loát và chuẩn mực?

Tuy Hòa - Thứ Sáu, 30/06/2023 , 10:24 (GMT+7)

‘Người Việt nói tiếng Việt’ là công trình khảo cứu tỉ mỉ của nhà báo Nguyễn Quang Thọ về những thành ngữ, tục ngữ bị bỏ sót hoặc hiểu sai trong các cuốn từ điển.

Nhà báo Nguyễn Quang Thọ.

Người Việt nói tiếng Việt, tưởng dễ mà khó kiểu game show "Vua tiếng Việt". Bởi lẽ, với kho tàng ngôn ngữ đa dạng và phong phú được tích lũy bao đời, người Việt nói tiếng Việt đôi khi nhầm lẫn về ý nghĩa và giá trị của mỗi câu thành ngữ hoặc tục ngữ. Cuốn sách “Người Việt nói tiếng Việt” dày hơn 380 trang của nhà báo Nguyễn Quang Thọ, do Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành đưa ra nhiều dữ liệu khiến công chúng phải giật mình.

Nhà báo Nguyễn Quang Thọ sinh ngày 28/2/1949 tại xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Lớn lên tại Hà Nội, nhà báo Nguyễn Quang Thọ từng là chiến sĩ Sư đoàn 304 từ 1968 đến 1971, rồi theo học khoa Ngữ văn Đức tại trường Đại học Tổng hợp Các Mác, thành phố Leipzig, Cộng hòa Dân chủ Đức.

Nhà báo Nguyễn Quang Thọ làm Tổng Biên tập báo Yêu Trẻ từ năm 1997 đến năm 2010 và cũng có luận văn thạc sĩ với đề tài “Thành ngữ so sánh tiếng Đức (đối chiếu với tiếng Việt)”

Do đặc thù nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với từ điển, nhà báo Nguyễn Quang Thọ nhận ra sự vắng mặt của các thành ngữ và tục ngữ. Thậm chí có nhiều thành ngữ và tục ngữ được giải thích chưa thỏa đáng như: Nhạt như nước ốc ao bèo, Bầu sao nấu nước ao cũng ngọt, Làm ruộng thì gia, làm nhà thì tốn, Bảo hoàng hơn vua, Mồm như cái tỉ vịt…

Theo nhà báo Nguyễn Quang Thọ, có các từ thú vị mà chúng ta bắt gặp và nghe thấy đâu đó trong đời sống thường ngày mà cần bổ sung vào từ điển như: Để Mị nói cho mà nghe, Ăn cơm trước kẻng, Chạy mất dép, Nằm mơ giữa ban ngày, Mảnh tình vắt vai,  Xuống dốc không phanh, Nói cho vuông, Nóng chảy mỡ, Thấy thương luôn, Liều ăn nhiều, Khóc tiếng Miên, Ngon nhức nách, Tới luôn đi bác tài...

Trong cuốn sách “Người Việt nói tiếng Việt”, nhà báo Nguyễn Quang Thọ ở tuổi 74 đã trình bày quan điểm cá nhân về thành ngữ, một vấn đề mà trước nay nhiều nhà nghiên cứu chưa đồng thuận. Điều này, cho thấy đây còn là tập sách có xu hướng đi sâu vào lãnh vực chuyên môn của các nhà ngôn ngữ học.

Cuốn sách gói ghém nhiều suy tư về sự phát triển của tiếng Việt.

Nhà báo Nguyễn Quang Thọ chia sẻ: “Cuốn sách của chúng tôi không giúp bạn trả lời được hết mọi câu hỏi, thậm chí còn làm bạn đặt ra nhiều câu hỏi. Chúng tôi hy vọng đem đến cho bạn đọc một cách tiếp cận mới với những vấn đề còn đang vướng mắc, cung cấp ngữ liệu cho nhiều thành ngữ, tục ngữ bị bỏ sót, trao đổi về những lời giải nghĩa theo chúng tôi là chưa chuẩn và lưu ý vài sai sót kỹ thuật khá nghiêm trọng trong từ điển… Vốn từ của một dân tộc là vô cùng lớn, không ai biết hết được. Muốn biết nhiều thì phải học nhiều. Học từ lúc nằm nôi cho tới khi xuống lỗ. Mỗi ngày sống là một ngày điền dã”.

Với tư cách đồng nghiệp, nhà báo Lê Minh Quốc đánh giá “Người Việt nói tiếng Việt” một cách chân thành: “Nhà báo Nguyễn Quang Thọ đã bổ sung thêm một loạt từ mới, cách nói mới vừa xuất hiện trong đời sống gần đây, đa dạng, biến hóa tài tình trong hành trình phát triển của tiếng Việt. Không chỉ kỳ công mà còn là một trong những cách ông thể hiện tấm lòng mình về tình yêu máu thịt dành cho tiếng Việt. Mà, với người Việt, một khi yêu lấy tiếng Việt tận xương tủy cũng chính là yêu lấy non sông gấm vóc nước Việt đấy thôi”.

Tuy Hòa
Tin khác
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở

Ở ngoài có bao nhiêu việc đáng nói, ở trong lòng tôi có bao nhiêu điều đáng viết ra, mà không nói, không viết nó lên giấy để cho nó như đã thành một thứ men rượu trong người thế này thì chịu sao được nổi nữa!

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc

Kể lại những chuyện thiệt mình của nhà báo chúng tôi thì nhiều lắm, bằng chép bộ Bách khoa từ điển hay bộ Sử ký Tư Mã Thiên cũng nên...

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo

Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng trích đăng hồi ức nghề báo của Nhà báo lão thành Phùng Bảo Thạch thay lời tri ân đến nhiều thế hệ làm báo nước ta.

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ
‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ là nhà cải cách lớn, góp phần khơi gợi tư tưởng canh tân và khai hóa vào giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam.

‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut
‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut

‘Em bé Napalm’ là bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, sau nửa thế kỷ lại xôn xao dư luận về câu chuyện bản quyền liên quan đến tác giả Nick Ut.

Viết về Bác như cuộc đời đã chọn
Viết về Bác như cuộc đời đã chọn

Nguyễn Hưng Hải là trường hợp đặc biệt trong số các nhà văn, nhà thơ dành cả cuộc đời, phần lớn thi nghiệp theo đuổi đề tài về Bác Hồ.

100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi

Nhắc đến Đoàn Giỏi là nhắc đến 'Đất rừng phương Nam'. Thế nhưng, nhà văn của Nam Bộ ấy còn được công chúng yêu mến bởi rất nhiều những tác phẩm bất hủ khác.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân