| Hotline: 0983.970.780

Mèo trong chuyện ngụ ngôn, thành ngữ, tục ngữ khắp thế giới

Chủ Nhật 22/01/2023 , 06:48 (GMT+7)

Chúng ta sử dụng nhiều thói quen và đặc tính riêng của loài mèo để miêu tả các tình huống hoặc cảm xúc trong cuộc sống.

Hình ảnh mèo xuất hiện trong bức tranh dân gian Đông Hồ 'Đám cưới chuột'.

Hình ảnh mèo xuất hiện trong bức tranh dân gian Đông Hồ "Đám cưới chuột".

Mèo là một loài vật săn mồi siêu hạng nhờ những kĩ năng rình mồi, tốc độ, sự nhạy bén nhưng khi trước con người nó đóng một vai khác. Mèo nhẹ nhàng, yếu đuối và đôi khi còn tỏ ra nhút nhát. Hầu hết mọi người đều yêu thích nó. Mèo trở thành một trong những thú cưng phổ biến nhất.

Do vậy con người sử dụng nhiều thói quen và đặc tính riêng của nó để miêu tả các tình huống hoặc cảm xúc trong cuộc sống. Ví dụ thành ngữ Việt Nam nói “mỡ để miệng mèo” ý nói chưng ra cái gì đó mà khiến người khác thèm khát, có thể gây hại tới mình, xuất phát từ tập tính của mèo là thích ăn mỡ. Hoặc câu “mèo quào không xuể phên đất” ý nói người tài hèn sức yếu không đảm đương được việc to, cũng là một cách răn người phải tự lượng sức mình.

Mèo có mặt khắp mọi nơi: tại nhà, bên ngoài, tranh vẽ dân gian, phim hoạt hình, tiểu thuyết. Đặc biệt trong những hình thức cổ xưa nhất là truyền miệng, như các thành ngữ, tục ngữ, truyện ngụ ngôn. Trong bài viết này, người viết giới thiệu một số câu chuyện hoặc câu nói hay về mèo khắp thế giới.

Đeo lục lạc cho mèo

Đeo lục lạc cho mèo (Bell the Cat, chuông hoặc lục lạc) là một câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng, được viết bởi một nhà văn Hy Lạp tên Aesop (620–564 trước công nguyên). Truyện kể về một nhóm các con chuột lên kế hoạch để vô hiệu hóa sự đe dọa của một con mèo.

Tác phẩm 'Đeo lục lạc cho mèo' kể về một nhóm các con chuột lên kế hoạch để vô hiệu hóa sự đe dọa của một con mèo.

Tác phẩm "Đeo lục lạc cho mèo" kể về một nhóm các con chuột lên kế hoạch để vô hiệu hóa sự đe dọa của một con mèo.

Một con trong đó đề xuất treo một cái lục lạc lên cổ mèo, vì vậy chúng sẽ được cảnh báo khi con mèo tới gần. Kế hoạch được hưởng ứng nhiệt liệt, chỉ trừ một con khác nói rằng ai sẽ tình nguyện treo lục lạc lên mèo. Cuối cùng tất cả đều viện cớ từ chối.

Câu chuyện cho ta một bài học luân lý về sự khác nhau cơ bản giữa ý tưởng và tính khả thi của chúng và điều này ảnh hưởng như thế nào đến giá trị của một kế hoạch nhất định. Mặt khác câu chuyện cũng cho thấy sự mâu thuẫn giữa sự nhất trí chung và chủ nghĩa cá nhân.

Người phương Tây từ đó sử dụng thành ngữ “đeo lục lạc cho mèo” với ý nghĩa rằng đủ dũng cảm để làm điều gì đó mà tốt cho một nhóm mà bạn là thành viên, nhưng nguy hiểm và khó khăn. Ví dụ: Ai sẽ đủ dũng cảm để “đeo lục lạc cho mèo”?  Do ý nghĩa sâu sắc và tính thời sự của nó, câu chuyện phổ biến khắp thế giới với các phiên bản khác nhau. Nó còn được mô tả rộng rãi bởi các họa sĩ qua tranh vẽ, hoặc trong các tác phẩm âm nhạc, trò chơi, phim ảnh.

Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, nếu nó bắt chuột nó là một con mèo tốt

Câu tục ngữ trên được cho là tục ngữ cổ của Trung Quốc, được nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình nói ra vào khoảng năm 1963, thời điểm Trung Quốc tiến hành “Bốn hiện đại hóa”, nhằm củng cố bốn lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng và khoa học-công nghệ.

'Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, nếu nó bắt chuột nó là một con mèo tốt' được cho là câu tục ngữ cổ của Trung Quốc.

"Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, nếu nó bắt chuột nó là một con mèo tốt" được cho là câu tục ngữ cổ của Trung Quốc.

Vào thời gian đó, Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn về mặt kinh tế, trong khi các nước láng giềng như Nhật, Hàn Quốc đã bỏ xa họ. Họ đã xem sự thịnh vượng kinh tế là một trong những mục tiêu lớn nhất, nếu dựa vào một hệ tư tưởng thì khó giải quyết bởi vì hệ tư tưởng dù hoàn hảo tới đâu thì nó chỉ là một tập hợp các nguyên tắc và lòng tin, nghĩa là nó chung chung, không hữu dụng để giải quyết các vấn đề thực tế.

Đặng đã chọn một quan điểm thực dụng mà chủ nghĩa tư bản đã và đang vận hành. Nhưng nếu nói theo cách nói Tây phương thì sẽ không phù hợp, và để vừa lòng nhiều nhóm khác nhau, ông đã chọn một câu tục ngữ cổ Trung Quốc mà ông nghe từ một người dân Tứ Xuyên.

Mèo trắng hay mèo đen ám chỉ các phương pháp chung giải quyết vấn đề khác nhau, ví dụ như “kinh tế thị trường” hay “kinh tế kế hoạch”; mèo tốt ám chỉ phương pháp thực tế có thể giải quyết các vấn đề thực tế. Nghĩa chung của cả câu tục ngữ có nghĩa là hãy sử dụng bất kì phương pháp nào nhằm đạt được mục đích.

Ví dụ Trung Quốc sau nhiều năm đóng cửa với thế giới, dưới thời ông Đặng, Trung Quốc đã chính thức cho phép khoán hộ vào năm 1982, tức cho phép người nông dân cày cấy trồng trọt ở một thửa ruộng đã phân chia cho mình, hoặc các chính sách khác như cho phép người dân kinh doanh, cho phép đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Nhờ vậy, mà nền kinh tế Trung Quốc cất cánh sau đó, hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về GDP sau Mỹ.

Đối với Việt Nam, năm Mão có những ký ức may mắn tốt đẹp.

Đối với Việt Nam, năm Mão có những ký ức may mắn tốt đẹp.

Đối với Việt Nam, năm Mão có những ký ức may mắn tốt đẹp, như năm Ất Mão-1975 là năm đất nước thống nhất sau nhiều năm chiến tranh, hay năm Đinh Mão -1987 cả nước bắt đầu công cuộc đổi mới mà sau đó đã đạt được những thành tựu tốt đẹp về mặt kinh tế.

Sang năm Quý Mão 2023 hy vọng đất nước sẽ có những bước phát triển hơn nữa, như cha ông ta nói là “mèo lành ai nỡ xách tai”. Đối với kinh tế thì “mèo nhỏ bắt chuột nhỏ”, tức là làm sao mà lượng sức của mình cho phù hợp thì chắc chắn sẽ thành công.

Xem thêm
Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Ứng dụng tàu vũ trụ đo hàm lượng carbon rừng

Các nhà khoa học châu Âu đang xây dựng bản đồ 3D đo hàm lượng carbon tại các khu rừng xa xôi và khó tiếp cận bằng cách ứng dụng tàu vũ trụ.

Đọc nhiều nhất