Đào tạo kiến thức về thuốc BVTV sinh học cho 40.000 nông dân

Bảo Thắng - Thứ Năm, 26/12/2024 , 14:58 (GMT+7)

Hợp tác giữa Cục BVTV và UPL Việt Nam sẽ xây dựng 2 mô hình trên sầu riêng, lúa; đồng thời phổ biến kiến thức đến nhiều đối tượng trong chuỗi sản xuất.

Thỏa thuận giữa Cục BVTV và UPL Việt Nam có thời hạn đến năm 2030. Ảnh: Bảo Thắng.

Chiều 26/12, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tổ chức lễ ký thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH UPL Việt Nam về phối hợp thực hiện Đề án “Phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050”.

Thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên bao gồm 5 nội dung chính, đó là: Tập huấn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả cho nông dân, trong đó tập trung ưu tiên sử dụng thuốc sinh học, xây dựng tài liệu, quy trình phòng trừ sinh vật gây hại trên một số cây trồng chủ lực;

Tập huấn cho người buôn bán, đại lý thuốc BVTV, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm, an toàn, hiệu quả, đúng quy định. Phối hợp địa phương tập huấn, hướng dẫn các đại lý kiến thức chuyên môn về thuốc BVTV. Ưu tiên chú trọng hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV sinh học;

Xây dựng các mô hình sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả, thuốc BVTV sinh học trên các cây trồng chủ lực như lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả và cây rau;

Mở rộng sản xuất và tăng cường phát triển các sản phẩm thuốc BVTV sinh học trong sản xuất nông nghiệp;

Tổ chức hội thảo kỹ thuật, hội thảo về sản xuất thuốc BVTV, phối hợp với các tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; chia sẻ, nâng cao chuyên môn và tiếp cận công nghệ mới; xây dựng tài liệu, quy trình phòng trừ sinh vật gây hại trên một số cây trồng chủ lực.

Cục trưởng Huỳnh Tấn Đạt đánh giá cao sự tham gia, đồng hành của UPL Việt Nam trong việc phát triển sử dụng thuốc BVTV sinh học. Ảnh: Bảo Thắng.

Chia sẻ về một số mục tiêu cụ thể của hợp tác, Cục trưởng Cục BVTV Huỳnh Tấn Đạt cho biết, dự kiến trong năm 2025, chương trình dự kiến tập huấn cho khoảng 40.000 nông dân tại 3 khu vực chính, gồm ĐBSCL, một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, 2 tỉnh Bình Định, Phú Yên thuộc duyên hải Nam Trung bộ và Sơn La.

Hai mô hình cũng sẽ được xây dựng trên lúa tại tỉnh Long An và sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang, với tổng kinh phí thực hiện khoảng 300 triệu đồng.

Trên cơ sở đầu mối là Phòng Thuốc bảo vệ thực vật, hai bên sẽ xây dựng các chương trình hằng năm, tiến tới truyền thông những mô hình hiệu quả. Các nội dung trong thỏa thuận sẽ được thực hiện đến năm 2030 và bắt đầu triển khai từ ngày ký kết (26/12).

"Thông qua những hoạt động cụ thể, thường xuyên và thiết thực, chúng ta có thể kỳ vọng chương trình sẽ tạo đòn bẩy quan trọng, giúp ngành nông nghiệp hướng tới giá trị xuất khẩu cao hơn, góp phần hiện thực hóa mục tiêu nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, an toàn và bền vững", ông Đạt nhấn mạnh.

Sầu riêng là 1 trong 2 đối tượng được lựa chọn xây dựng mô hình. Ảnh: Kim Anh.

Tại buổi lễ, phía UPL Việt Nam cho biết, việc chọn 2 đối tượng là lúa và sầu riêng đã được nghiên cứu kỹ, bởi Việt Nam có thế mạnh về sản xuất lúa gạo, đồng thời sầu riêng đang là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nổi bật.

Thông qua kinh nghiệm đã thực hiện ở Ấn Độ và một số quốc gia có điều kiện tương đồng, UPL đã giảm khoảng 20% lượng thuốc BVTV hóa học mà người dân sử dụng. Doanh nghiệp kỳ vọng có thể tái hiện thành tựu này tại Việt Nam.

Bảo Thắng
Tin khác
Vì sao đề tài ý nghĩa lại bị kết luận là thất bại?
Vì sao đề tài ý nghĩa lại bị kết luận là thất bại?

Hai đề tài dược liệu đạt yêu cầu kỹ thuật, chất lượng tốt, giá trị thực tiễn cao, nhưng vẫn bị kết luận “không hoàn thành”, để lại day dứt...

Hành trình Đồng Giao
Hành trình Đồng Giao

Năng lực chế biến của DOVECO đã đạt gần 220.000 tấn sản phẩm/năm, doanh thu giai đoạn 2020-2025 vượt 12.000 tỷ đồng với kim ngạch xuất khẩu 436 triệu USD. Đời sống hơn 15.000 hộ nông dân liên kết ngày một nâng lên.

Nơi những giấc mơ không khép lại
Nơi những giấc mơ không khép lại

Giữa đại ngàn xứ Quảng, cây thuốc hồi sinh cùng giấc mơ giữ rừng, giữ người, giữ lấy một hy vọng chưa từng tắt trong những cuộc đời nhiều lặng lẽ.

Một đời giữ lại cho dược liệu quý
Một đời giữ lại cho dược liệu quý

Từ vùng rừng nghèo khó, cây thuốc trở thành sinh kế mới, giúp người dân giữ rừng, sống khỏe và sung túc hơn.

65 năm Bác Hồ về thăm Đồng Giao: Đi theo kim chỉ nam của Người
65 năm Bác Hồ về thăm Đồng Giao: Đi theo kim chỉ nam của Người

Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Nông trường quốc doanh Đồng Giao cách đây 65 năm trở thành kim chỉ nam để DOVECO đạt được những thành tựu rực rỡ hôm nay.

TS Trần Văn Đạt: Xây dựng nông nghiệp thông minh
TS Trần Văn Đạt: Xây dựng nông nghiệp thông minh

Các nước phát triển đã thực hiện những tiến bộ rất lớn trong ngành nông nghiệp. Họ trải qua nhiều thập niên để công nghiệp hóa đất nước, cơ giới hóa nông nghiệp, áp dụng mô hình nông nghiệp chính xác, và tiên tiến trong nông nghiệp số hay nông nghiệp thông minh; trong khi Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển khác bị bỏ lại phía sau khá xa.

Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp

Nhiều quốc gia châu Phi đồng thuận trong việc xem OCOP là giải pháp khả thi giúp khắc phục các thách thức trong sản xuất, từ đó mở rộng chuỗi giá trị bền vững.

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam
Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, Việt Nam cam kết đồng hành cùng các quốc gia châu Phi, châu Á phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'
FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'

FAO nâng cao năng lực chuyển đổi số thông qua các sáng kiến cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu cho mục tiêu sản xuất bền vững, tiêu dùng hiệu quả.

Học không cho mình, mà học để phụng sự người dân
Học không cho mình, mà học để phụng sự người dân

Nhiều người nghĩ: Khi đã đeo hàm, đeo bảng tên, ngồi vào ghế lãnh đạo rồi thì không cần học nữa... Nhưng nếu học để phục vụ người dân, thì không được phép không học.

Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi
Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi

Theo Trưởng Đại diện các khu vực của FAO, Diễn đàn cấp cao OCOP là dịp để các quốc gia châu Á, châu Phi trao đổi kinh nghiệm, nâng giá trị sản vật địa phương.

FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP
FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP

Sáng kiến Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên (phiên bản OCOP quốc tế) đang hỗ trợ sinh kế cho nghề nuôi ong lấy mật Rwanda và Việt Nam.