Cốt cách người Việt qua lối sống ăn mặc thong dong

Phạm Tuấn - Thứ Năm, 08/05/2025 , 09:33 (GMT+7)

Cốt cách người Việt được tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng tìm hiểu và phác thảo những nét sinh động trong cuốn sách ‘Việt Nam ăn mặc thong dong’.

Tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng.

Cốt cách người Việt được hình thành theo chiều dài lịch sử khai hoang, mở làng, lập ấp. Những bằng chứng khảo cổ cho thấy, nghề dệt vải ở Việt Nam có từ thời đại Đá mới, cách ngày nay khoảng 6.000 năm. Với 54 dân tộc cư trú ở những môi trường sinh thái đa dạng, cốt cách người Việt được vun bồi cùng những tri thức bản địa độc đáo.

Sau các cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây”, “Đi suốt đường vui”, “Ngang dọc đường trà”, tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng lại có thêm “Việt Nam ăn mặc thong dong” nỗ lực giới thiệu những nét đặc trưng góp phần làm nên cốt cách người Việt. Ý tưởng biên soạn “Việt Nam ăn mặc thong dong” được tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng lấy cảm hứng từ thông điệp “sứ mệnh của tôi là nói lên vẻ đẹp của thế giới này và xem chúng ta học được gì từ đó” mà triết gia Nhật Bản Soetsu Yanagi (1889 – 1961) trình bày trong tác phẩm “The Beauty of Everyday Things” (Vẻ đẹp của những vật dụng hằng ngày)

Văn hóa bản địa của một cộng đồng thể hiện sinh động nhất ở nghề dệt vải, thêu, vẽ hoa văn trên trang phục nữ. Ca dao về hạnh phúc lứa đôi của người Việt có câu: “Em về dệt cửi trên khung/ Để anh đọc sách cùng chung một đèn/ Vải em, em bán lấy tiền/ Em mua lụa liền may áo cho anh/ Trong thì lót tím lót xanh/ Ngoài thêu đôi bướm lượn cành phù dung.

Để nói về những gì tốt đẹp, người Việt ví von “như dệt gấm thêu hoa”. Việc gì khó thực hiện, người ta ví “như mò kim đáy biển”. Còn chỉ việc người khác đồn thổi làm sai lệch sự thật, người ta dùng từ “thêu dệt”. Cả khía cạnh tốt và xấu, người Việt đều dùng từ của lĩnh vực dệt may. Đủ thấy nó quan trọng đến như thế nào trong đời sống thường ngày và tâm thức của người Việt.

Vì vậy, không phải ngẫu nhiên, tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng dành nhiều sự quan tâm cho váy áo của các dân tộc Việt Nam. Người Dao tiền không chỉ thêu những hình ảnh thường thấy trong sinh hoạt hằng ngày mà còn thêu cả hình tổ tiên lên áo để nhắc nhở con cháu hãy luôn nhớ và kính trọng tổ tiên của mình. Mô-típ thường thấy là hình con chó đơn và hình chó đôi, tần suất hình con chó không nhiều mà được điểm xuyết bằng những hình thêu nhỏ nơi gấu áo phụ nữ, áo của thầy cúng, người thụ lễ mặc trong lễ cấp sắc của đàn ông Dao tiền. Có trang phục thêu hình hoa tám cánh và hình con chó, có trang phục thêu hình đôi chó và đôi chim.

Người Thái quan niệm ở đời có ba thứ đẹp nhất, đó là: ánh nắng cài vào vách núi đá; cánh đồng to, đất tốt vòng quanh chân bản; và cô gái khéo dệt vải, thêu khăn. Tương tự, với người Hà Nhì, nhóm mà phụ nữ mặc trang phục màu đỏ, thêu hoa văn sặc sỡ thì gọi là Hà Nhì hoa; nhóm mà phụ nữ mặc trang phục màu đen thì gọi là Hà Nhì đen.

Lý giải việc mặc trang phục chủ yếu là màu chàm của người Hà Nhì ở Bát Xát (Lào Cai) và Phong Thổ (Lai Châu), các cụ kể rằng: Trong đợt di cư từ Trung Quốc xuống phương Nam, nhóm đi sau gồm chủ yếu là người già, phụ nữ yếu sức và trẻ em nên đi rất chậm. Nhóm đi trước chủ yếu là trai tráng và phụ nữ khỏe mạnh, ngoài việc đi nhanh, họ còn mang hết vật dụng, thuốc nhuộm, mẫu hoa văn thêu. Nhóm đi sau chỉ còn giữ lại công thức làm nhà trình tường, làm cao chàm và một ít cách thêu hoa văn đơn giản. Vì vậy, họ chỉ mặc trang phục màu chàm là chính.

Cuốn sách khơi dậy ý thức văn hóa cội nguồn người Việt. 

Theo quan niệm của người Mông, người chết không mặc trang phục lanh, tổ tiên sẽ không nhận. Dân ca Mông tự sự: “Tổ tiên có hỏi mình ở trên trần gian về được cái gì đem theo/ Thì mình thưa: Con ở trần gian về, cái gì chẳng được/ Được một chiếc khăn lanh, một chiếc áo lanh/ Được một chiếc quần lanh, một chiếc thắt lưng lanh/ Một đôi giày lanh, một đôi xà cạp lanh”.

Tham dự một đám ma của người Mông, cứ nhìn cái sào phơi quần áo trên đầu quan tài của người chết là biết họ có bao nhiêu con. Bởi mỗi người con đều làm cho bố mẹ một bộ quần áo mới bằng vải lanh để dành mặc khi về với tổ tiên.

Gia đình người Mông có ba vật quý phải mang theo khi di cư, đó là: cối đá xay ngô, váy phụ nữ (của bà chủ nhà) và ống bương đựng hạt lúa, ngô, lanh. Váy Mông là biểu tượng văn hóa, người H’mông không có chữ, chữ được thêu thành váy. Trên tấm váy diễn tả trận chiến của người Mông chống người Hán cướp đất. Trên thân váy có ba băng dải dọc là ba con sông người Mông đã vượt qua trên đường thiên di đến phương Nam...

Phụ kiện, trang sức cũng vậy, ngoài chức năng thể hiện thị hiếu thẩm mỹ của mỗi người, còn là tín vật tình yêu, là chuyện tâm linh. Đối với người Ede, chiếc vòng đồng không chỉ là vật trang sức mà còn gắn với văn hóa tâm linh, là vật quan trọng kết nối với thần linh thay lời cầu xin hay hứa hẹn. Chiếc vòng đồng theo suốt cuộc đời người Ede. Còn với người Lự, nếu nhà có người chết thì trong vòng một năm không được đeo hoa tai.

Có thể nói, cùng với “ăn” thì “mặc” thể hiện rõ nét nhất cốt cách người Việt. Ẩn sau vải vóc và trang phục, trang sức là một lịch sử hấp dẫn của nhân loại. Tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng bày tỏ: “Tôi rất đam mê nghiên cứu trang phục, trang sức, nhất là ở khía cạnh nhân học, và xu thế thời trang chậm. Người Việt hiện nay không chỉ bảo tồn trang phục truyền thống, mà còn cố gắng thích nghi bằng cách sử dụng những họa tiết hoa văn trên trang phục truyền thống để đưa vào thời trang đường phố, làm ốp lưng điện thoại thông minh, làm bao bì sản phẩm…

Thế nhưng tôi cũng rất buồn với thực trạng lớp trẻ mỗi năm chỉ mặc trang phục truyền thống vài lần để chụp ảnh. Nhiều tộc người không còn mặc trang phục truyền thống. Nhiều tộc người chỉ người già mới biết thêu hoa văn lên vải, chạm bạc làm trang sức”.

Phạm Tuấn
Tin khác
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Những tình duyên lỡ dở

Ở ngoài có bao nhiêu việc đáng nói, ở trong lòng tôi có bao nhiêu điều đáng viết ra, mà không nói, không viết nó lên giấy để cho nó như đã thành một thứ men rượu trong người thế này thì chịu sao được nổi nữa!

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Nghề đạm bạc

Kể lại những chuyện thiệt mình của nhà báo chúng tôi thì nhiều lắm, bằng chép bộ Bách khoa từ điển hay bộ Sử ký Tư Mã Thiên cũng nên...

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Bước đầu làm báo

Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Báo Nông nghiệp và Môi trường trân trọng trích đăng hồi ức nghề báo của Nhà báo lão thành Phùng Bảo Thạch thay lời tri ân đến nhiều thế hệ làm báo nước ta.

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ
‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ

‘Tay chơi’ Đặng Huy Trứ là nhà cải cách lớn, góp phần khơi gợi tư tưởng canh tân và khai hóa vào giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam.

‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut
‘Em bé Napalm’ trần tình về nhiếp ảnh gia Nick Ut

‘Em bé Napalm’ là bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, sau nửa thế kỷ lại xôn xao dư luận về câu chuyện bản quyền liên quan đến tác giả Nick Ut.

Viết về Bác như cuộc đời đã chọn
Viết về Bác như cuộc đời đã chọn

Nguyễn Hưng Hải là trường hợp đặc biệt trong số các nhà văn, nhà thơ dành cả cuộc đời, phần lớn thi nghiệp theo đuổi đề tài về Bác Hồ.

100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
100 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi

Nhắc đến Đoàn Giỏi là nhắc đến 'Đất rừng phương Nam'. Thế nhưng, nhà văn của Nam Bộ ấy còn được công chúng yêu mến bởi rất nhiều những tác phẩm bất hủ khác.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân