Công nghệ và thiết bị tiên tiến chế biến sầu riêng 'Made in Vietnam'

PGS. TS Phạm Anh Tuấn - Thứ Bảy, 24/05/2025 , 12:44 (GMT+7)

PGS.TS Phạm Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch giới thiệu về công nghệ chế biến sầu riêng 'Made in Vietnam' rất tiềm năng.

PGS.TS Phạm Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch chia sẻ về công nghệ bảo quản sầu riêng. Video: Hải Đăng - An Khang.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của sản xuất nông nghiệp nói chung, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-MT) trong những năm qua đã định hướng nghiên cứu ứng dụng tập trung cho một số nhóm mặt hàng chủ lực (rau quả, thủy hải sản, lâm sản, súc sản gia cầm), nhiều công nghệ và thiết bị sơ chế bảo quản và chế biến tiên tiến đã đưa vào ứng dụng có hiệu quả, góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch và gia tăng giá trị đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.  

Đối với sầu riêng là loại quả chín sau thu hoạch, độ chín không đồng đều ở cùng thời điểm thu hoạch, thời gian bảo quản ngắn, tỷ lệ múi (phần ăn được) chiếm 20-25%, trong khi tỷ lệ phụ phẩm sau chế biến chiếm từ 75-80% bao gồm vỏ và hạt là những nguồn sinh khối có giá trị sinh học cao nhưng chưa được khai thác sử dụng có hiệu quả.

PGS.TS Phạm Anh Tuấn cho rằng, vỏ và hạt sầu riêng là những nguồn sinh khối có giá trị sinh học cao nhưng chưa được khai thác sử dụng có hiệu quả. Ảnh: An Khang.

Một số công nghệ và thiết bị tiên tiến là sản phẩm khoa học của Viện sẵn sàng tư vấn và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và hợp tác xã kinh doanh chế biến mặt hàng sầu riêng:

(1) Công nghệ và thiết bị rấm chín quả sầu riêng bằng khí ethylene: là công nghệ xử lý chín, đảm bảo độ chín đồng đều, an toàn thực phẩm được quốc tế công nhận, không sử dụng hóa chất độc hại. Quy mô ứng dụng từ 5 - 50 tấn/chu kỳ xử lý 24-48 giờ, chi phí xử lý thấp 50.000-70.000 đồng/tấn tùy theo quy mô, đã đưa vào ứng dụng tại Công ty CP Thực phẩm Đồng Giao (Doveco) Gia Lai, Công ty Chánh Thu Bến Tre,....

(2) Công nghệ và dây chuyền thiết bị chế biến puree sầu riêng, quy mô công nghiệp 1-2 tấn/giờ: Sản phẩm puree sầu riêng đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, giữ màu sắc và mùi vị cảm quan, an toàn thực phẩm và kéo dài thời gian bảo quản đến 12 tháng, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu puree phục vụ công nghiệp chế biến thực phẩm.

Mở rộng phạm vi ứng dụng cho các sản phẩm tương đồng như chuối, bơ là những sản phẩm dễ bị biến màu và mùi vị, đã đưa vào ứng dụng tại Công ty CP Thực phẩm Đồng Giao.

(3) Công nghệ và hệ thống thiết bị cấp đông siêu tốc bằng chất lỏng ứng dụng để cấp đông sầu riêng nguyên quả và bóc múi bao gói, quy mô công nghiệp 0,5-2 tấn/giờ: Là công nghệ hiện đại với ưu thế vượt trội rút ngắn thời gian cấp đông 3-4 lần so với cấp đông gió cưỡng bức, tiết kiệm năng lượng trên 40%, duy trì được chất lượng sản phẩm tự nhiên sau khi rã đông, chi phí cấp đông sầu riêng nguyên quả 650-700 đồng/kg so với cấp đông bằng nito lỏng 2.500 đồng/kg (cao gấp 3-3,5 lần).

Đã đưa công nghệ này vào ứng dụng thành công đối với mặt hàng thủy sản và sầu riêng nguyên quả tại Công ty CP Bá Hải Phú Yên, cấp đông gà nguyên con (HTX chăn nuôi Tiên Yên Quảng Ninh và HTX chăn nuôi Yên Thế Bắc Giang).

(4) Công nghệ và hệ thống thiết bị sấy thăng hoa, quy mô công nghiệp 100-500 kg/mẻ: Là công nghệ sấy tiên tiến hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, Viện đã làm chủ được công nghệ và thiết kế chế tạo được với đa dạng quy mô tùy theo nhu cầu doanh nghiệp.

Thiết bị sấy thăng hoa có mức tự động hóa cao, điều khiển giám sát bằng phần mềm lập trình cho nhiều đối tượng sản phẩm sấy khác nhau. Sản phẩm sấy duy trì được màu sắc, trạng thái và mùi vị tự nhiên. Chi phí đầu tư so với nhập khẩu chỉ bằng 70% (Trung Quốc, Đài Loan) và bằng 45% (châu Âu, Mỹ).

(5) Công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất than hoạt tính, viên nén làm chất đốt, bột phụ gia thực phẩm từ vỏ quả sầu riêng: Là những công nghệ tiềm năng đã và đang được Viện nghiên cứu thăm dò và thử nghiệm thành công ở quy mô pilot. Viện sẵn sàng hợp tác và phối hợp cùng các doanh nghiệp tiếp nhận hoàn thiện công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất ở quy mô công nghiệp.

Địa chỉ liên hệ và tìm hiểu về các công nghệ và thiết bị bảo quản chế biến sau thu hoạch tại website: http://www.viaep.org.vn.

PGS. TS Phạm Anh Tuấn
Tin khác
Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi
Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi

Theo Trưởng Đại diện các khu vực của FAO, Diễn đàn cấp cao OCOP là dịp để các quốc gia châu Á, châu Phi trao đổi kinh nghiệm, nâng giá trị sản vật địa phương.

FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP
FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP

Sáng kiến Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên (phiên bản OCOP quốc tế) đang hỗ trợ sinh kế cho nghề nuôi ong lấy mật Rwanda và Việt Nam.

Quả sấu tròn
Quả sấu tròn

Quả sấu tròn đã lăn từ lịch sử và rừng già đến mọc giữa phố xá, tặng con người một bát canh chua như lời nhắc nhở đừng quá rời xa cội nguồn.

Hào khí Việt lấp lánh trong 'Ba người vượt ngục Guyane'
Hào khí Việt lấp lánh trong 'Ba người vượt ngục Guyane'

Hào khí Việt những năm đầu thế kỷ 20 được tái hiện rất rõ nét qua cuốn sách tư liệu công phu 'Ba người vượt ngục Guyena' của tác giả Đỗ Thái Bình.

Bớt lan man chúng ta có thể kiếm thêm nhiều tỷ đô không hề khó
Bớt lan man chúng ta có thể kiếm thêm nhiều tỷ đô không hề khó

Báo Nông nghiệp và Môi trường đã có một cuộc trò chuyện với ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO) với chủ đề kinh tế tư nhân trên mặt trận nông nghiệp và môi trường.

Đưa ngành chuối Việt Nam vượt mốc tỷ USD - tham vọng và đột phá
Đưa ngành chuối Việt Nam vượt mốc tỷ USD - tham vọng và đột phá

Bài phân tích của ông Phạm Quốc Liêm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc Công ty Unifarm về hiện trạng và giải pháp để đưa ngành chuối sớm đạt mục tiêu xuất khẩu tỷ USD và tham gia vào nhóm dẫn dắt ngành hàng toàn cầu. Một khi chuối thành công thì các ngành hàng khác cũng có thể thành công tương tự.

Lãnh đạo PAN Group chia sẻ hành trình xây dựng hệ sinh thái tại diễn đàn toàn cầu
Lãnh đạo PAN Group chia sẻ hành trình xây dựng hệ sinh thái tại diễn đàn toàn cầu

Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN Nguyễn Thị Trà My chia sẻ khát vọng xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp trong diễn đàn của Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu 2025.

Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?
Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?

Việc thay đổi tên, địa chỉ... do mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7 khiến doanh nghiệp lúng túng trong cập nhật thông tin theo Lệnh 248 của Hải quan Trung Quốc. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS giải đáp vấn đề này.

Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Câu chuyện từ quả tầm bóp*
Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Bà con không chỉ làm nông, bà con có thể làm người kể chuyện của làng. Từ những trái tầm bóp hôm nay, sẽ nảy nở nên một tương lai ngọt lành cho làng quê.

Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT
Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT

Các chính sách quốc tế cho thấy chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm (LTTP) không thể tách rời yếu tố bao trùm xã hội và phối hợp đa ngành.

Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương
Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương

Với mô hình chính quyền hai cấp sắp đi vào vận hành, kế hoạch chuyển đổi hệ thống LTTP quốc gia cần được cập nhật, phù hợp với yêu cầu phân cấp.