Nỗ lực đàm phán với 20 thị trường để xuất khẩu sầu riêng
Thứ Sáu 23/05/2025 , 14:36 (GMT+7)
Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) Huỳnh Tấn Đạt cho biết Cục đã hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật, tiến hành đàm phán với với 20 thị trường trên thế giới, tìm đầu ra bền vững cho sầu riêng.
NỖ LỰC ĐÀM PHÁN VỚI 20 THỊ TRƯỜNG ĐỂ XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG
Thực hiện: Đức Việt, Hải Đăng, Quang Dũng
Dẫn: Thưa quý vị, sự kiện Tổng Cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức phê duyệt thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam. Sự kiện này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh chỉ còn hai tháng nữa các vùng sản xuất sầu riêng khu vực Tây Nguyên sẽ bước vào chính vụ. Tuy nhiên, một thông tin đáng mừng hơn là Cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật và đang đàm phán với với 20 thị trường khác trên thế giới để tìm đầu ra bền vững cho trái sầu riêng. Thông tin được nêu ra trong buổi gặp gỡ báo chí sáng nay tại Hà Nội.
Hình:
Tại buổi làm việc, Cục trưởng Cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Huỳnh Tấn Đạt cho biết việc Trung Quốc vừa chính thức phê duyệt thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam đã nâng tổng số mã số vùng trồng được thị trường này công nhận là 1.396 mã số và 188 mã số đóng gói sầu riêng và tất cả đều còn hiệu lực. Sự kiện này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh chỉ còn hai tháng nữa, nhiều vùng sản xuất sầu riêng tại Tây Nguyên sẽ bước vào chính vụ.
Ông HUỲNH TẤN ĐẠT
Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ NN và MT
“ Thể hiện nỗ lực của cả 2 phía và đặc biệt có ý nghĩa với Việt Nam…”
Ngày 11/7/2022, Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã được ký kết. Suốt 3 năm qua, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã làm việc với các địa phương trồng sầu riêng trong cả nước, phổ biến quy định, hướng dẫn xây dựng vùng trồng, cơ sở đóng gói đạt chuẩn, tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm nhằm xuất khẩu sầu riêng một cách bền vững. Việc được phê duyệt thêm số lượng lớn mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói là kết quả của quá trình phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Nông nghiệp và Môi trường với phía Trung Quốc, thể hiện nỗ lực giám sát, truy xuất nguồn gốc và đảm bảo an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị sầu riêng xuất khẩu. Cục trưởng Huỳnh Tấn Đạt cho biết, Bộ NN và MT đã yêu cầu Cục xây dựng những văn bản hết sức chặt chẽ để kiểm soát vấn đề này.
Ông HUỲNH TẤN ĐẠT
Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ NN và MT
“Bộ trưởng yêu cầu xây dựng 2 quy trình ………………”
Hiện cả nước đang có 12 phòng kiểm định Cadimi và 8 phòng kiểm định chất vàng O đủ điều kiện xét nghiệm sầu riêng xuất khẩu. Đây là cơ sở quan trọng giúp các doanh nghiệp chủ động kiểm tra chất lượng, đáp ứng yêu cầu phía Trung Quốc, đồng thời góp phần nâng cao uy tín của nông sản Việt trên thị trường quốc tế bởi hiện Cục trồng trọt và BVTV đã đã hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật và đang đàm phán với với 20 thị trường khác trên thế giới để đa dạng họa thị trường cho trái sầu riêng.
Ông HUỲNH TẤN ĐẠT
Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ NN và MT
“ Chúng tôi đã gửi hồ sơ tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, các nước Đông Âu, tổng số là 20 thị trường, chúng tôi cũng xác định đây là cánh cửa quan trọng để ngành sầu riêng có được thị trường bền vững ….”
Diện tích sầu riêng ở nước ta mở rộng nhanh chóng, đạt gần 180.000 ha. Tổng sản lượng sầu riêng cũng tăng mạnh qua các năm và ước đạt trên 1,55 triệu tấn vào năm nay. Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) khuyến cáo các doanh nghiệp và hợp tác xã áp dụng các biện pháp canh tác bền vững, tuân thủ nghiêm túc quy trình sản xuất, đóng gói và kiểm dịch theo đúng quy định đã đăng ký với phía Trung Quốc, nhằm đảm bảo tính bền vững trong hoạt động xuất khẩu chính ngạch đến nhiều thị trường khó tính khác trên thế giới trong thời gian tới.