Cam Vạn Yên ‘chắp cánh’ cho du lịch sinh thái

Nguyễn Thành - Cường Vũ - Thứ Ba, 12/11/2024 , 11:04 (GMT+7)

Quảng Ninh Từ những vườn cam bản địa, nông dân xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn) đã và đang hình thành nên những khu du lịch sinh thái, tạo điểm tham quan, trải nghiệm hấp dẫn.

Bà Lê Thị Bảy đang kiểm tra, thu hoạch những quả cam đạt chuẩn. Ảnh: Nguyễn Thành.

Loại cây thoát nghèo

Xã Vạn Yên vốn được biết tới là vùng trồng cam lớn nhất của huyện đảo Vân Đồn, Quảng Ninh. Được thiên nhiên ưu đãi, nơi đây sở hữu không khí trong lành, mát mẻ cùng điều kiện thổ nhưỡng lý tưởng cho sự phát triển của cây cam. Bởi lẽ đó, cam Vạn Yên có hương vị thơm ngon, quả tròn đều, nặng trĩu.

Theo lời kể của người dân địa phương, vào đúng vụ, tại xã Vạn Yên, đâu đâu cũng thấy bạt ngàn là cam, cây nào cây nấy trĩu quả, khoe sắc vàng trên khắp các sườn đồi. Cũng từ cây cam, nhiều gia đình đã vươn lên làm giàu, thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Hiện nay, tại xã Vạn Yên có hơn 100 hộ gia đình trồng cam với tổng diện tích là khoảng 200ha, mỗi năm cho thu hoạch trên 200 tấn cam. Với mức giá bán từ 35.000 - 40.000 đồng/ kg, thu nhập của mỗi hộ dân trồng cam có thể đạt vài trăm triệu đồng/ năm.

Chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam, bà Lê Thị Bảy, Giám đốc HTX Cam 10/10 tâm sự: “Đến nay, tôi đã gắn bó với nghề trồng cam gần 20 năm. Dựa vào cây cam, những người nông dân xã Vạn Yên đã xây được nhà, sắm được xe. Không chỉ mang lại nguồn kinh tế ổn định, cây cam còn giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương”.

Trong những năm qua, để đảm bảo chất lượng, đồng thời xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cam, bà Bảy cùng các xã viên đã tiến hành trồng, chăm sóc cây theo tiêu chuẩn VietGAP.

Theo đó, nguồn phân bón được sử dụng hoàn toàn là phân hữu cơ, bón lót 4 lần/năm, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu. Đặc biệt, nguồn nước tưới cây được lấy từ các khe nước trong rừng sâu.

“Cam của HTX đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao, trên mỗi sản phẩm đều được dán tem truy xuất. Chính vì vậy, khách hàng có thể dễ dàng tìm ra nguồn gốc, xuất xứ và yên tâm về chất lượng”, bà Bảy chia sẻ.

Cam Vạn Yên được dán tem truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Cường Vũ.

Với mong muốn giữ lại giống cam bản địa, hiện nay nhiều hộ gia đình trồng cam tại xã Vạn Yên đã áp dụng nhiều phương pháp khoa học, kỹ thuật để chiết ghép, nhân giống cho cây. Vì thế, loại cam bản địa Vạn Yên ngày càng được nhân rộng, là loại cây phát triển kinh tế chủ lực tại địa phương trong nhiều năm qua.

Tại xã Vạn Yên, anh Lê Khả Đại được biết tới là thanh niên trẻ, tấm gương sáng trong khởi nghiệp, phát triển kinh tế từ chính giống cam bản địa. Không chỉ sở hữu vườn cam rộng hơn 2ha, anh Đại còn áp dụng khoa học để tự ươm cây cam giống.

Anh Đại cho biết, mỗi năm số lượng cam giống cung ứng ra thị trường là trên 1.000 cây với giá bán từ 8.000 - 10.000 đồng/cây. Sau khi trừ chi phí, doanh thu từ vườn cam ước đạt khoảng 400 triệu đồng/năm. Trong tương lại, chàng trai 9x dự định sẽ mở rộng diện tích và ấp ủ kế hoạch đưa sản phẩm cam Vạn Yên vào hệ thống các siêu thị, nhà hàng…

Đại sứ du lịch gọi tên cam Vạn Yên

Không chỉ dừng lại ở việc tiêu thụ nông sản địa phương, giờ đây những người nông dân Vạn Yên còn mạnh dạn đầu tư, phát triển mô hình du lịch sinh thái tại ngay chính vườn cam của gia đình mình.

Năm 2022, bà Lê Thị Bảy quyết định đầu tư, cải tạo vườn để tạo thành điểm tham quan, “check in” dành cho du khách. Đến nay, vào đúng vụ mùa, vườn cam của gia đình bà Bảy lúc nào cũng đông đúc, tấp nập.

“Hiện nay, gia đình tôi đang duy trì mô hình du lịch, chụp ảnh tại vườn cam với mức vé vào cửa là 50.000 đồng/người (trẻ nhỏ dưới 1m được miễn phí).  Khách sẽ được ăn cam thoải mái, không giới hạn. Vào dịp cuối tuần hay ngày lễ, lượng khách đến với vườn có thể lên tới vài trăm lượt người”, bà Bảy cho biết.

Du khách “check in” tại vườn cam. Ảnh: Cường Vũ.

Sau khi tham quan, chụp ảnh, hầu hết khách đều mua thêm cam để mang về, từ đó giúp gia tăng sản lượng tiêu thụ cam. Trong thời gian tới, để thu hút thêm nhiều khách du lịch, bà Bảy dự định sẽ xây dựng một số hạng mục cảnh quan trang trí.

Cùng với hộ gia đình bà Bảy, hiện nay trên địa bàn xã Vạn Yên đã xuất hiện nhiều mô hình du lịch sinh thái tại vườn cam, kết hợp thêm dịch vụ ăn uống, vui chơi.

Đơn cử như nhà vườn HTX 68 Nông trang, nơi đây được biết tới là điểm đến yêu thích của nhiều gia đình mỗi dịp cuối tuần. Đến đây, khách du lịch có thể trải nghiệm hái cam, vui chơi và thưởng thức những món ăn địa phương thơm ngon, hấp dẫn.

Ông Trần Văn Hậu (chủ vườn cam) cho biết vào những đợt cao điểm có thể đón tới 700 lượt khách mỗi ngày. Khách đến nhà vườn đa dạng mọi độ tuổi, trong đó phần lớn là các em nhỏ được gia đình cho đi tham quan, trải nghiệm.

Mô hình du lịch sinh thái, trải nghiệm tại vườn cam không chỉ mang lại cho người nông dân Vạn Yên thêm một nguồn thu nhập mà qua đó góp phần lan tỏa, quảng bá hình ảnh du lịch địa phương và thương hiệu cam Vạn Yên.

Những vườn cam trĩu quả là điểm đến tham quan, trải nghiệm thú vị đối với mọi lứa tuổi. Ảnh: Nguyễn Thành.

Cùng gia đình đến tham quan và chụp ảnh tại vườn cam, chị Vũ Hoàng Ngân (Hà Nội) thích thú chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng về khung cảnh nơi đây, thật sự rất bình yên và thư thái. Gia đình tôi đã có một buổi đi chơi vui vẻ với nhiều trải nghiệm bổ ích. Tôi rất hy vọng sắp tới sẽ có thêm nhiều cơ hội để quay trở lại nơi đây”.

Thời gian qua, để phát triển du lịch trải nghiệm từ thương hiệu cam Vạn Yên, huyện Vân Đồn đã tổ chức Tuần lễ cam, qua đó thu hút đông đảo du khách và tạo được tiếng vang lớn. Tuần lễ không chỉ là dịp để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng trong phát triển du lịch gắn với vườn cam mà còn tôn vinh các hộ trồng cam với những nỗ lực trong duy trì, nâng cao chất lượng và hình thành nên sản phẩm OCOP địa phương.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Vân Đồn, để nâng cao giá trị sản xuất đối với cây cam, người dân cần tiến hành rải vụ, trồng thêm các giống cây cam chín sớm, chín muộn để có thể thu hoạch kéo dài, tránh tập trung vào vụ ngắn. Đồng thời áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất; phát triển, mở rộng diện tích được quy hoạch và phát triển theo hướng sản xuất an toàn VietGAP.

Cùng với đó, để phát triển sinh kế lâu dài và khai thác tối đa tiềm năng của cây cam, các hộ dân cần chủ động phối hợp với các cơ sở kinh doanh du lịch xây dựng tour, tuyến để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của người dân và du khách.

Từ cây trồng thoát nghèo, cam Vạn Yên đã và đang trở thành “đại sứ” du lịch của địa phương, từ đó mở ra nhiều hướng đi mới, bền vững, góp phần mang lại giá trị kinh tế cao và nâng cao đời sống của nhiều bà con nông dân.

Năm 2016, cam Vạn Yên chính thức được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy, loại nông sản này càng trở nên nổi tiếng và thu hút được sự chú ý, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Nguyễn Thành - Cường Vũ
Tin khác
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Sự kiện