Bảo tàng Nông nghiệp ĐBSCL: Nơi tái hiện chân thực nghề làm nông

Hồ Thảo - Thứ Hai, 21/10/2024 , 15:54 (GMT+7)

Bảo tàng Nông nghiệp ĐBSCL là nơi trưng bày các dụng cụ sản xuất và tái hiện không gian sống, công việc hằng ngày của nông dân một cách sinh động nhất.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, bảo tàng nông nghiệp nhằm bảo tồn giá trị truyền thống của vùng. Ảnh: Hồ Thảo.

Mới đây, Thứ Trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam có buổi làm việc với UBND tỉnh Vĩnh Long về vùng nguyên liệu nông sản của tỉnh và nghe ý tưởng thực hiện Bảo tàng Nông nghiệp vùng ĐBSCL từ Tập Đoàn Wago (Nhật Bản).

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng việc xây dựng Bảo tàng Nông nghiệp vùng ĐBSCL sẽ có lợi thế lớn trong việc thu hút du khách, do vùng này có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản và vườn cây ăn trái, cùng cảnh quan sông nước đặc trưng. Nông dân khu vực rất sáng tạo, phát triển nhiều mô hình đa dạng trong trồng trọt và chăn nuôi, sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn về cuộc sống tại ĐBSCL.

Cũng theo Thứ trưởng, bảo tàng này cần tái hiện chân thực cuộc sống của nông dân qua nhiều thế hệ, từ không gian sống đến hoạt động sản xuất, đồng thời bảo tồn các giá trị truyền thống của vùng. Nơi đây cũng sẽ là không gian giáo dục, giúp giới trẻ và du khách hiểu rõ hơn về cuộc sống và công việc của người nông dân.

Ngoài ra, bảo tàng cũng sẽ là nơi trưng bày các sản phẩm nông nghiệp, tạo không gian kết nối cho nông sản. “Hiện tại, các trung tâm hội chợ ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội không có đủ không gian để triển lãm nông sản. Cần Thơ cũng đang chuẩn bị thành lập một trung tâm nông sản nhưng vẫn chưa đủ. Khi các tập đoàn nước ngoài có nhu cầu trưng bày sản phẩm, chúng ta cần có phương án đáp ứng", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Bảo tàng Nông nghiệp vùng ĐBSCL dự kiến được xây dựng tại ấp Rạch Trúc, thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Tổng diện tích theo quy hoạch khoảng 11,7ha, trong đó 1,1ha dành cho trung tâm giới thiệu các sản phẩm như máy móc và nông cụ.

Khu vực xây dựng bảo tàng chiếm khoảng 10,6ha, bao gồm 7ha đất tái hiện cảnh quan nông nghiệp đặc trưng với bộ sưu tập về cây trồng, vật nuôi, kiến trúc và đời sống sinh hoạt, nơi du khách có thể tương tác trực tiếp. Phần còn lại, khoảng 2,6ha, sẽ là khu vực xây dựng kiến trúc bảo tàng.

Các dụng cụ sản xuất của người dân tại nhà trưng bày huyện Vũng Liêm. Ảnh: Thúy Hằng.

Sau khi xem video mô phỏng bảo tàng, ông Kiuchi Hirokazu - Chủ tịch Tập đoàn Wago, cho rằng cần có khu trưng bày các sản phẩm nông nghiệp kết nối cung cầu. Ví dụ, ở bảo tàng tại Paris, có những khu vực giới thiệu sản phẩm, gia súc như bò, gà, vịt để kết nối cung cầu. 

"Tôi nghĩ trong khuôn viên bảo tàng có nhiều khu trồng đủ các loại cây đặc trưng của vùng như khoai lang, xoài, chuối, mít... mỗi khu rộng khoảng 1ha và để trái quanh năm. Du khách, đặc biệt là giới trẻ, có thể đến tham quan, chụp ảnh và học cách chăm sóc cây. Việc tạo ra những không gian như vậy sẽ giúp các bạn trẻ có trải nghiệm trực quan, khơi gợi tình yêu với nông nghiệp và gắn bó lâu dài với nghề này", ông Kiuchi Hirokazu gợi ý thêm.

Ông Lữ Quang Ngời - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, ghi nhận các ý kiến đóng góp từ Thứ trưởng và các chuyên gia. Về việc thiết kế không gian mở để trưng bày, ông cho biết điều này đã được đưa vào trong kế hoạch thiết kế.

Ông Ngời cho biết, về tiến độ, hiện tỉnh đã tổ chức thành công cuộc "Thi tuyển ý tưởng quy hoạch và phương án kiến trúc Bảo tàng Nông nghiệp vùng ĐBSCL".

Từ khi phát động vào ngày 12/6, đã có hơn 50 đơn vị trong và ngoài nước đăng ký tham gia dự thi. Ban Tổ chức đã chọn ra 10 đơn vị có đủ năng lực và kinh nghiệm về quy hoạch, thiết kế kiến trúc.

Bảo tàng còn có khu trưng bày nông sản để kết nối cung cầu. Ảnh: Hồ Thảo.

Sau khi chọn được phương án đoạt Giải nhất, Ban Quản lý dự án sẽ lập và trình thẩm định quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho Bảo tàng Nông nghiệp vùng ĐBSCL. Đồng thời, trong năm 2025, tỉnh sẽ triển khai lập đề cương chi tiết cho việc trưng bày, từ đó có cơ sở lập dự án đầu tư và triển khai xây dựng bảo tàng, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2025 - 2030.

Ông Ngời cho biết thêm, Bảo tàng Nông nghiệp vùng ĐBSCL khi hoàn thành sẽ mang đến cho du khách không chỉ cơ hội tham quan mà còn trải nghiệm các hoạt động vui chơi, giải trí liên quan đến sản xuất và văn hóa nông nghiệp của vùng. Bảo tàng cũng sẽ trở thành điểm kết nối với các bảo tàng khác trong khu vực.

Ngoài việc là nơi tham quan, bảo tàng còn tổ chức các hội thảo chuyên đề về nông nghiệp, các hoạt động nghiên cứu khoa học và giáo dục. Bảo tàng sẽ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để sưu tầm hiện vật và tài liệu. Đồng thời, đây cũng là nơi quảng bá các sản phẩm nông nghiệp của vùng thông qua việc tổ chức hội chợ và sự kiện. 

Hồ Thảo
Tin khác
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.