| Hotline: 0983.970.780

Nợ công và vỡ nợ quốc gia, câu chuyện Hy Lạp

Thứ Ba 24/05/2016 , 13:15 (GMT+7)

Để hiểu thêm vấn đề nợ công cùng những khía cạnh liên quan khi một quốc gia lầm vào nợ nần và có thể không trả được nợ, hãy lấy trường hợp Hy Lạp làm ví dụ.

Tờ New York Times giúp độc giả hiểu thêm về cuộc khủng hoảng nợ đang diễn ra ở Hy Lạp với bài giải thích đã được đơn giản hóa.

Trong 5 năm trở lại đây, Hy Lạp đứng trên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, nước này là thành viên EU, tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) nên để tránh đổ vỡ hàng loạt, các nước có tiếng nói quan trọng ở châu Âu như Đức, Pháp và một số quốc gia khác vẫn phải “xúm tay vào” trợ giúp Hy Lạp.

Bên cạnh đó, nước này cũng buộc phải chấp nhận một số điều kiện mà các nước khác đưa ra. Báo New York Times viết: “Sau khi được bảo lãnh 3 lần trong vòng 5 năm và chấp nhận một loạt các biện pháp thắt lưng buộc bụng, Hy Lạp cần những trợ giúp mới để có thể trả các món nợ tới hạn vào tháng 7 này nhằm tránh để đất nước rơi vào tình trạng vỡ nợ”.

Cắt giảm chi tiêu công, tăng thuế

Các điều khoản của lần bảo lãnh gần nhất, mùa hè năm 2015, bao gồm các cam kết từ phía Hy Lạp về việc cắt giảm ngân sách và xem xét lại toàn bộ nền kinh tế. Các nhà lập pháp Hy Lạp đã thông qua những biện pháp này, trong đó có nhiều thay đổi mà các chủ nợ quốc tế đưa ra năm ngoái.

Đó là tăng tuổi về hưu, cắt giảm lương hưu, tự do hóa thị trường năng lượng, mở cửa một số ngành chính quyền từng muốn nắm giữ, mở rộng thuế tài sản (điều khoản này bị dân chúng Hy Lạp phản đối dữ dội) và xúc tiến chương trình tư nhân hóa tài sản công (tất cả cũng để có thêm tiền trả nợ).

Đáp ứng các yêu cầu nói trên, Hy Lạp nhận được phần tiền trả nợ đầu tiên từ chương trình bảo lãnh. Nhưng nước này và các chủ nợ hiện đang trong giai đoạn đợt đàm phán mới đã kéo dài nhiều tháng qua.

Cần có đột phá để có thể giải ngân 5,7 tỷ USD tiền vay mới mà Athens cần để thanh toán các khoản nợ tới hạn vào tháng 7 tới. Thế bế tắc này đang châm ngòi cho những lo ngại về những chấn động tài chính và khả năng vỡ nợ quốc gia tiềm tàng của Hy Lạp, có thể dẫn đến hàng loạt đổ vỡ khác ở châu Âu.

Cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp tác động thế nào đến hệ thống tài chính toàn cầu? Ở trong Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt về các vấn đề nhạy cảm chính trị liên quan đến tiền bạc và người di cư, với 28 chính phủ thành viên, mỗi quốc gia đều có các chính sách riêng, nhưng đều đặt quyền lợi của cử tri và người đóng thuế trong nước lên trên hết. Căng thẳng trở nên cấp thiết kể từ tháng 2/1999 khi đồng tiền chung châu Âu được giới thiệu, kết nối 19 quốc gia trong một khối sử dụng chung tiền tệ, dưới sự giám sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhưng chuyện ngân sách và chính sách thuế là việc riêng của mỗi quốc gia thành viên, một thỏa thuận mà nhiều nhà kinh tế tin rằng sẽ dẫn đến “cái chết” ngay từ khi mới ra đời.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp bắt đầu năm 2010, hầu hết các ngân hàng quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra trái phiếu Hy Lạp và những thứ khác họ nắm giữ, do vậy họ chẳng có vấn đề gì dù cho có chuyện gì xảy ra ở Hy Lạp đi chăng nữa. (Nhưng cũng có những nhà đầu tư tư nhân sau đó mua vào trái phiếu Hy Lạp và mong chờ nền kinh tế nước này ấm trở lại. Bây giờ chắc hẳn họ đang hối tiếc vì quyết định đó).

14-00-39_2
Một người cha bế con đi biểu tình ở Athens phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng, tháng 6/2015 (Ảnh: New York Times)

Trong lúc này, các nước khác cũng đang trong khủng hoảng ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, như Bồ Đào Nha, Ireland và Tây Ban Nha, đã có những bước đi nhằm “khám tổng thể” toàn bộ nền kinh tế và cải thiện “sức đề kháng” so với vài năm trước.

Rời bỏ EU?

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu? Tại đỉnh điểm của khủng hoảng vài năm trước, nhiều chuyên gia lo ngại rằng vấn đề của Hy Lạp sẽ có tác động tiêu cực đến toàn bộ thế giới. Nếu Hy Lạp vỡ nợ và ra khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu, sự kiện này có thể gây nên cú sốc tài chính toàn cầu lớn hơn cả việc sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers đã tạo ra.

Tuy nhiên, tại thời điểm này, một số người tin rằng nếu Hy Lạp rời bỏ đồng euro, thì cũng chẳng phải là thảm họa. Châu Âu đã dựng lên hàng rào bảo vệ để hạn chế cái gọi là “bệnh dịch tài chính”, trong nỗ lực giữ khủng hoảng khỏi lan sang các quốc gia khác.

Hy Lạp, chỉ là một phần nhỏ trong nền kinh tế sử dụng đồng euro, có thể tìm lại được sự tự chủ tài chính bằng cách rời bỏ đồng tiền này (theo lý luận của một số người) và khu vực đồng tiền chung châu Âu thậm chí sẽ tốt hơn khi không còn một thành viên thường xuyên cần sự trợ giúp của các nước láng giềng.

Tuy nhiên, Hy Lạp vẫn có những “giá trị” nhất định. Các lãnh đạo châu Âu muốn tránh một cuộc khủng hoảng mới ở Hy Lạp trước khi cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh gia nhập Liên minh châu Âu vào tháng 6, và cũng cần tới sự trợ giúp của Hy Lạp trong việc giải quyết một cuộc khủng hoảng dai dẳng khác: khủng hoảng dân di cư, chủ yếu tập trung ở khu vực biển Aegean thuộc Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Doanh nghiệp cạn vốn

ĐIỆN BIÊN Doanh nghiệp cạn vốn, người dân thiếu quyết tâm, kiên trì nên dù tiềm năng lớn nhưng con đường phát triển cây mắc ca ở huyện Điện Biên còn lắm chông gai.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàu Việt Nam theo tiêu chuẩn Nhật Bản

Đây là nội dung quan trọng trong Biên bản ghi nhớ vừa được ký kết giữa Hội Thủy sản Việt Nam và Công ty Kunihiro Inc (Nhật Bản).

16.000 ha rừng Ba Chẽ được cấp chứng chỉ bền vững

QUẢNG NINH Việc cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) mang lại nhiều lợi ích cho người dân, giá trị gỗ được tăng thêm, nâng cao được thu nhập trên đơn vị diện tích.