| Hotline: 0983.970.780

Nhức nhối vấn nạn xả rác

Thứ Năm 12/12/2024 , 10:57 (GMT+7)

(TN&MT) - Có lẽ không nơi nào có nhiều biển báo “cấm vứt rác” như ở Việt Nam, nhưng không hiểu sao biển cấm càng nhiều, tình trạng xả rác càng nghiêm trọng?

Câu chuyện môi trường

Nhức nhối vấn nạn xả rác

Xuân Hà {Ngày xuất bản}

(TN&MT) - Có lẽ không nơi nào có nhiều biển báo “cấm vứt rác” như ở Việt Nam, nhưng không hiểu sao biển cấm càng nhiều, tình trạng xả rác càng nghiêm trọng?

Nhắc đến chuyện vứt rác bừa bãi, không ít người phải lắc đầu ngán ngẩm vì ý thức bảo vệ môi trường của nhiều người trong số chúng ta vẫn rất thấp. Câu chuyện liên quan đến nạn xả rác bừa bãi đã không còn mới lạ, thậm chí là chuyện mà ai cũng biết.

a-1-.jpg
Rác thải tràn lan trên đường, gây ô nhiễm môi trường (ảnh chụp lúc 12h30, ngày 11/12/2024)

Đi trên xe, ăn uống xong có rác là quăng luôn xuống đường, ăn bánh mì, uống hộp sữa, uống chai nước… rồi bỏ luôn vỏ xuống đường… Những hình ảnh thiếu văn hóa, thiếu ý thức như vậy đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, trên mọi tuyến phố, ở mọi nơi, mọi lúc. Đi khắp thành phố, chỗ nào cũng thấy rác và rác. Thử hỏi liệu bộ mặt thành phố sẽ ra sao?

a-13-.jpg
Đường xá gồ ghề...

Trong khi đó, có một thưc tế là đi đến đâu, cũng có nhiều người tự hào khoe khu phố mình đang sống là một khu phố văn hóa, khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa... Thế nhưng, được đặt bảng khu phố văn hóa mà rác rưởi vương vãi khắp nơi gây phản cảm cho người đi đường. Một con đường đang sạch đẹp bỗng dưng phải hứng chịu vô số đất đá. Chúng vương vãi khắp nơi gây ùn tắc giao thông. Và cũng trên những con đường ấy đã xảy ra bao vụ tai nạn giao thông gây đau thương cho nhiều gia đình. Không chỉ có gạch đá bị thải ra đường mà còn có cả xác súc vật.

a-15-.jpg
...người dân thoải mái đi ngược chiều...

Thực tế cho thấy, nhiều rác thải không phải là thứ bỏ đi mà là nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất nông nghiệp hay làm nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp, sản xuất ra nguồn năng lượng hữu ích cho cuộc sống... Thế nhưng, tại Việt Nam, nguồn tài nguyên rác thải đang bị lãng phí. Ước tính mỗi ngày, cả nước phát sinh khoảng hơn 70.000 tấn rác thải sinh hoạt, tuy nhiên, chỉ 15% lượng rác này được thu gom, tái chế hoặc tái sử dụng.

a.jpg
... hàng quán buôn bán ngay dưới lòng đường, gây mất an toàn giao thông.

Đơn cử như đường Phạm Tu (trước đây người dân quen gọi là đại lộ Chu Văn An) có chiều dài khoảng 3km thuộc địa bàn xã Tân Triều, Thanh Liệt (huyện Thanh Trì, Hà Nội) và phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, Hà Nội) với lợi thế mặt cắt lòng đường rộng nên từ khi đi vào sử dụng, đường Phạm Tu đã phát huy vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông giữa khu vực đường cầu Bươu và đường Nguyễn Xiển, nơi đây không biết từ lúc nào các hàng quán chiếm dụng lòng đường, trên đường đi tràn ngập rác thải, gây mất mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị…

a-9-.jpg

Hằng ngày, tại khu vực này rác thải vứt bừa ngoài đường, điều đó ảnh hưởng tới con người như ảnh hưởng đến môi trường không khí, ảnh hưởng đến nguồn nước do thói quen sinh hoạt của người dân hay vứt rác xuống sông, hồ, ao... Lâu dần lượng chất thải này nhiều lên, khi mưa lớn thì rác thải bốc mù hoặc cuốn trôi theo dòng nước làm cho nguồn nước bị nhiễm bẩn, ảnh hưởng đến môi trường đất.

a-2-.jpg
Đốt rác gây ô nhiễm môi trường

Trong rác thải chứa các chất độc hại, nên khi xâm nhập vào môi trường thì các chất độc sẽ ngấm vào đất tiêu diệt các sinh vật có ích như giun, vi sinh vật… Tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển như sâu bọ, ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Rác thải để lâu bốc mùi hôi thối; tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi rút, dịch bệnh nguy hại phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

a-7-.jpg
Biển “cấm thì cứ cấm, đổ vẫn cứ đổ”.

Theo quy định tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ, hành vi vứt rác bừa bãi có thể bị xử phạt lên đến 2 triệu đồng. Quy định là vậy, nhưng do rất ít trường hợp bị xử phạt, nên người dân chưa có ý thức, đổ rác đúng thời gian, đúng nơi quy định. Bởi vậy, tại nhiều nơi, kể cả có biển cấm đổ rác thì “cấm thì cứ cấm, đổ vẫn cứ đổ”. Thực tế cho thấy, việc tìm ra hành vi và xử lý những người vi phạm không dễ dàng.

Liên quan đến mục tiêu thay đổi nhận thức, hành vi, cũng có ý kiến cho rằng, nên đánh vào ý thức của người dân vì đó là hành vi xuất phát từ ý thức, vì nếu chỉ phạt nhắm vào túi tiền của người vi phạm, họ luôn sẵn tiền và cứ nộp tiền là xong, dễ gây… “nhờn luật”.

Tình cảnh “sạch nhà, bẩn ngõ” đang khiến bộ mặt đô thị nhếch nhác. Thực tế này đòi hỏi phải thay đổi từ nếp nghĩ của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường, kết hợp với việc quản lý thu gom, vận chuyển rác và tăng cường giám sát xử phạt các hành vi vi phạm

Xem thêm
4 'nhất' khi đặt mua các dòng xe VinFast Green trong 8 ngày vàng

Ngoài chi phí ban đầu, một trong những yếu tố khiến VinFast Green được săn đón ngay trong những ngày đầu mở cọc là khả năng 'kiếm ra tiền' vô cùng hiệu quả...

Áp mức độ vệ sinh môi trường cấp 1 khiến Hà Nội sạch hơn

Mức độ vệ sinh môi trường cấp 1 - mức tăng cường vệ sinh môi trường cao nhất bắt đầu được Công ty Urenco áp dụng tại 2 phường Quán Thánh và Điện Biên.

IOM hỗ trợ Việt Nam xây dựng các mô hình di dân an toàn

Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cam kết hỗ trợ Việt Nam xây dựng các mô hình di dân an toàn, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp.

Đổi mới sáng tạo: Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn

'Đổi mới sáng tạo - Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn' là một trong 3 chủ đề của Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới (21/4) năm 2025.

Kiến nghị xây dựng cao tốc Mộc Châu - TP Sơn La

SƠN LA Tỉnh Sơn La đang kiến nghị Bộ Xây dựng đầu tư cao tốc đoạn 3 từ Mộc Châu đến TP Sơn La dài 105 km, chia thành 4 làn xe.