| Hotline: 0983.970.780

Người dân trải nghiệm tuyến tầu điện trên cao sau 10 năm xây dựng

Thứ Năm 11/11/2021 , 11:44 (GMT+7)

Hà Nội So với những ngày đầu mở cửa đón người dân trải nghiệm tầu điện trên cao, đến nay để phòng chống dịch hiệu quả lượng khách đến đã thưa vắng hơn nhiều.

Gia đình chị Nguyễn Minh Ngọc đưa con đi trải nghiệm tầu điện trên cao. Chị cho biết, hiện dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp, gia đình tôi chọn đi lúc vắng này để hạn chế tiếp xúc, đồng thời cho cháu biết cảm giác đi tầu điện sẽ như thế nào.

Gia đình chị Nguyễn Minh Ngọc đưa con đi trải nghiệm tầu điện trên cao. Chị cho biết, hiện dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp, gia đình tôi chọn đi lúc vắng này để hạn chế tiếp xúc, đồng thời cho cháu biết cảm giác đi tầu điện sẽ như thế nào.

Để trải nghiệm tầu điện trên cao, mỗi người được phát một thẻ đi tàu. Trong 15 ngày đầu, hành khách được miễn phí vé và được phát sổ tay hướng dẫn.

Để trải nghiệm tầu điện trên cao, mỗi người được phát một thẻ đi tàu. Trong 15 ngày đầu, hành khách được miễn phí vé và được phát sổ tay hướng dẫn.

Giá vé dự kiến là 8.000 đồng mỗi lượt với chặng ngắn và 15.000 đồng toàn tuyến. Ngoài ra, còn có vé ngày 30.000 đồng, vé tháng 100.000 đến 200.000 đồng theo đối tượng khách. Người được miễn phí đi xe buýt ở Hà Nội cũng được miễn phí đi tàu điện.

Giá vé dự kiến là 8.000 đồng mỗi lượt với chặng ngắn và 15.000 đồng toàn tuyến. Ngoài ra, còn có vé ngày 30.000 đồng, vé tháng 100.000 đến 200.000 đồng theo đối tượng khách. Người được miễn phí đi xe buýt ở Hà Nội cũng được miễn phí đi tàu điện.

Có 52 tuyến xe buýt dọc đường sắt này, riêng ga Cát Linh 16 tuyến buýt. Để giúp người dân thuận tiện kết nối xe buýt với đường sắt, Hà Nội đã bổ sung, điều chỉnh nhiều điểm dừng đỗ, xây thêm 14 nhà chờ, bố trí dịch vụ trông xe cá nhân tại các bến.

Có 52 tuyến xe buýt dọc đường sắt này, riêng ga Cát Linh 16 tuyến buýt. Để giúp người dân thuận tiện kết nối xe buýt với đường sắt, Hà Nội đã bổ sung, điều chỉnh nhiều điểm dừng đỗ, xây thêm 14 nhà chờ, bố trí dịch vụ trông xe cá nhân tại các bến.

Ga Cát Linh - Hà Đông hiện nay còn trở thành địa điểm thu hút giới trẻ với nhiều góc chụp đẹp, độc và lạ. Tranh thủ thời gian vắng trong ngày, nhóm chụp ảnh với thiết bị chuyên nghiệp tác nghiệp ngay tại khu vực tầu đón trả khách.

Ga Cát Linh - Hà Đông hiện nay còn trở thành địa điểm thu hút giới trẻ với nhiều góc chụp đẹp, độc và lạ. Tranh thủ thời gian vắng trong ngày, nhóm chụp ảnh với thiết bị chuyên nghiệp tác nghiệp ngay tại khu vực tầu đón trả khách.

Đối với nhiều người việc sử dụng điện thoại thông minh chụp ảnh - quay phim làm kỷ niệm và đăng mạng xã hội khá phổ biến.

Đối với nhiều người việc sử dụng điện thoại thông minh chụp ảnh - quay phim làm kỷ niệm và đăng mạng xã hội khá phổ biến.

Sau 10 năm chờ đợi, người dân Thủ đô đã có thể trải nghiệm tầu điện trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông. 

Sau 10 năm chờ đợi, người dân Thủ đô đã có thể trải nghiệm tầu điện trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông. 

Ghi nhận của báo NNVN, không gian bên trong tầu được bố trí với các hàng ghế đảm bảo giãn cách phòng chống dịch. Lượng khách vắng vẻ khác biệt hoàn toàn so với 3 ngày đầu phục vụ người dân.

Ghi nhận của báo NNVN, không gian bên trong tầu được bố trí với các hàng ghế đảm bảo giãn cách phòng chống dịch. Lượng khách vắng vẻ khác biệt hoàn toàn so với 3 ngày đầu phục vụ người dân.

Chú Đặng Đình Chấp 65 tuổi (trú tại Hà Đông) cho biết: 'Tầu di chuyển nhanh, thuận tiện, không lo tắc đường nắng mưa, tôi sẽ lựa chọn phương tiện này thay vì đi xe máy hoặc xe bus mỗi khi cần di chuyển'.

Chú Đặng Đình Chấp 65 tuổi (trú tại Hà Đông) cho biết: "Tầu di chuyển nhanh, thuận tiện, không lo tắc đường nắng mưa, tôi sẽ lựa chọn phương tiện này thay vì đi xe máy hoặc xe bus mỗi khi cần di chuyển".

Giai đoạn 1 (6 tháng đầu, trong đó có 15 ngày đầu chở khách miễn phí): thời gian mở tuyến: 5 giờ 30, thời gian đóng tuyến 22 giờ; giãn cách 10 - 15 phút/lượt; vận hành 4 - 6 đoàn tàu. Giai đoạn 2 (6 tháng tiếp theo): thời gian mở tuyến: 5 giờ, thời gian đóng tuyến 22 giờ 30; giãn cách giờ cao điểm: 6 phút/lượt, giờ bình thường 10 phút/ lượt; vận hành 9 đoàn tàu. Như vậy, sau 10 năm thi công, nhiều lần lỡ hẹn, 6 năm chậm tiến độ và qua 5 đời bộ trưởng, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam cũng như Hà Nội chính thức đưa vào vận hành.

Giai đoạn 1 (6 tháng đầu, trong đó có 15 ngày đầu chở khách miễn phí): thời gian mở tuyến: 5 giờ 30, thời gian đóng tuyến 22 giờ; giãn cách 10 - 15 phút/lượt; vận hành 4 - 6 đoàn tàu. Giai đoạn 2 (6 tháng tiếp theo): thời gian mở tuyến: 5 giờ, thời gian đóng tuyến 22 giờ 30; giãn cách giờ cao điểm: 6 phút/lượt, giờ bình thường 10 phút/ lượt; vận hành 9 đoàn tàu. Như vậy, sau 10 năm thi công, nhiều lần lỡ hẹn, 6 năm chậm tiến độ và qua 5 đời bộ trưởng, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam cũng như Hà Nội chính thức đưa vào vận hành.

Trực tiếp trải nghiệm tầu điện trên cao, Linh và Nhung (sinh viên trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn) hồ hởi nói: 'Ga tầu thiết kế hiện đại, đặc biệt khi được ngắm nhìn các tuyến phố Hà Nội từ trên cao vô cùng thú vị'.

Trực tiếp trải nghiệm tầu điện trên cao, Linh và Nhung (sinh viên trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn) hồ hởi nói: "Ga tầu thiết kế hiện đại, đặc biệt khi được ngắm nhìn các tuyến phố Hà Nội từ trên cao vô cùng thú vị".

Xem thêm
Xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 3,3 tỷ USD

GS.TS Nguyễn Trung Việt giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi; Nắm vững kiến thức quốc phòng, an ninh trong bối cảnh mới; Trao tặng bồn chứa, máy lọc nước cho người dân ĐBSCL; Xuất khẩu thủy sản 4 tháng đạt 3,3 tỷ USD; Bắc Giang có 3 mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất sang Hoa Kỳ; Việt Nam xuất khẩu gần 414.000 tấn cao su các loại; Triển vọng từ mô hình chăn nuôi gà sạch.

Ổn định dân cư Làng Nủ - Ngôi làng hạnh phúc

Hành trình ổn định dân cư ở Làng Nủ là minh chứng cho tinh thần đoàn kết, vượt khó và khát vọng vươn lên. Báo Nông nghiệp và Môi trường đã ghi lại câu chuyện này qua cuộc trò chuyện cùng các khách mời.

[Truyền hình trực tiếp] Nghị quyết 57: Bệ phóng KHCN cho tài nguyên, môi trường và nông nghiệp xanh

Diễn ra sáng 10/5 tại Bắc Ninh, Hội nghị triển khai Nghị quyết 57 quy tụ nhiều chuyên gia, nhà quản lý nhằm trao đổi về các vấn đề đổi mới sáng tạo, bảo vệ tài nguyên và môi trường, phát triển nông nghiệp xanh.

Nỗi đau của đất: [Bài 4] Những chủ đất 'hồn Trương Ba, da hàng thịt'!?

Những nông trường thành lập trước năm 1990, các công ty cao su được thành lập sau có liên quan gì, và mục đích sử dụng đất nông nghiệp sau thu hồi của Tây Ninh?